Lời phát biểu của Ủy ban Chống Tra tấn Liên hiệp quốc: Phải Hành động Gấp để Chấm dứt Mổ cắp Nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công

Bản in Bản in

Lời phát biểu của Ủy ban chống tra tấn Liên hiệp quốc: Phải Hành động Gấp để Chấm dứt Mổ cắp Nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công

Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi Ủy ban này Điều tra, Theo dõi và Phối hợp mọi Nổ lực để Chấm dứt Mổ cắp Nội tạng.

Ngày 02-12-2008

New York—Trong một quyết định có tính chất pháp lý được phát hành vào ngày 21 tháng 11, 2008, Ủy ban chống tra tấn của Liên hiệp quốc kêu gọi một cuộc điều tra vào các vụ mổ cắp nội tạng bí mật từ các đệ tử Pháp Luân Công, lời kêu gọi mới nhất với nhiều lời về hành động được đưa ra bởi các nhà văn, luật sư, bác sĩ và các đại diện chính phủ nhằm nghiên cứu và lên án hành động dã man này.

Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp khích lệ cộng đồng thế giới lập tức hành động để điều tra thêm, ngăn ngừa và chấm dứt những tội ác phản nhân tính như thế. “Quyết định của Ủy ban Tra tấn của Liên hiệp quốc về vấn đề này rất là quan trọng và nên làm, nó làm rõ ràng hơn về vấn đề những tù nhân lương tâm Pháp Luân Công đã bị giết và mổ cắp nội tạng của họ để bán lấy tiền” phát ngôn viên Pháp Luân Công, Erping Zhang nói. “Rất là nguy hiểm nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục và thậm chí còn leo thang sau khi Thế vận hội chấm dứt. Rất quan trọng để cộng đồng thế giới hành động cụ thể và ngay lập tức để bảo đảm rằng vấn đề này không còn xảy ra”.

Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp khích lệ cộng đồng thế giới — đặc biệt là các thành viên trong Hiến chương Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn – thành lập một tổ chức thế giới đặc biệt để điều tra, theo dõi và đề nghị trừng trị những kẻ đã liên quan đến vụ mổ cắp nội tạng tại Trung quốc, bao gồm các cơ quan của cộng sản và các cơ quan chính phủ và các cá nhân khác. Ủy ban như thế có thể kiểm chứng những hành động cụ thể khác của các cơ quan chính quyền trong nước để bảo đảm rằng nhân dân của họ không bị dính líu tới hành động này.

Kết luận của Liên hiệp quốc:

Theo sự quan sát của Ủy ban chống tra tấn của Liên hiệp quốc về mức độ theo đúng Hiến chương của Liên hiệp quốc, thì vào ngày 21 tháng 11, Uỷ ban này đã bày tỏ mối quan tâm về “tin tức nhận được từ các đệ tử Pháp Luân Công đã bị tra tấn và hành hạ quá mức kinh khủng trong nhà giam và một số họ đã bị mổ cắp nội tạng để cấy ghép”.Ủy ba này sau đó có lời đề nghị, đây là những đòi hỏi có tính cách pháp lý mới nhất đối với chính quyền Trung quốc để điều tra và trừng trị những ai chịu trách nhiệm cho các vụ mổ cắp nội tạng của các đệ tử Pháp Luân Công:“Đảng cộng sản phải lập tức tiến hành hay cho phép ủy ban điều tra độc lập về lời tố cáo rằng một số đệ tử Pháp Luân Công đã bị chọn để tra tấn và dùng nội tạng của họ để cấy ghép và phải có biện pháp, đúng đắn, để bảo đảm rằng những người chịu trách nhiệm với những hành động như thế phải bị kết tội và trừng phạt”

Lời kết luận của Ủy ban có được sau nhiều đòi hỏi được gởi đến chính phủ Trung quốc kể từ tháng Tám 2006 bởi Manfred Nowak, Điều tra viên Đặc biệt về tra tấn của Liên hiệp quốc, và Bà Asma Jahangir, Điều tra viên Đặc biệt về Tự do Tín ngưỡng của Liên hiệp quốc, mà họ đã nhận được nhiều câu trả lời không thoả đáng. Trong khi tán thưởng Liên hiệp quốc về việc áp lực mạnh mẽ về vấn đề này, thật là quan trọng để biết rằng gần như không bao giờ chính phủ Trung quốc lại thành lập một nhóm người để có thể đánh giá một cách công bằng về vấn đề này. Điều này là vì họ không có một cơ quan giám định độc lập và sự liên hệ chặt chẽ giữa đảng và chính quyền trong những tội ác này — đặc biệt là nhà tù, trại cưỡng bức lao động, và các bệnh viện quân đội. Thật ra, những bằng chứng có được hôm nay đều nói rõ rằng các cơ quan của đảng/chính phủ đang phối hợp để tiến hành mổ cắp nội tạng tại Trung quốc.

Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp, kêu gọi cộng đồng thế giới thành lập một ủy ban độc lập để tiến hành điều tra những vụ vi phạm trước đây và tiếp tục theo dõi sự việc cấy ghép nội tạng tại Trung quốc.

Cho đến nay Thế giới đã hành động.

Những lời tố cáo về mổ cắp nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công một cách có hệ thống bên trong các trại giam tại Trung quốc được vạch trần đầu tiên vào năm 2006, sau đó có cuộc điều tra độc lập của David Kilgour và David Matas, mà đã đưa đến kết luận rằng lời tố cáo là sự thật. Từ đó, một số chính phủ, cơ quan trên thế giới, và các cơ quan trong cộng đồng y học cũng đã kết luận lời tố cáo là đúng với sự thật và trong vài trường hợp, đã hành động để ngăn chận các công dân tại nước họ không dính líu tới hành động tà ác này.

Sau đây là những hành động cụ thể đã được xúc tiến, cần phải được đẩy mạnh hơn nữa:

Tiến hành thêm điều tra và phân tích độc lập và mở rộng

Vào tháng 3, 2007, Bác sĩ Tom Treasure, viết trong tạp chí Royal Society of Medicine, phát biểu rằng lời tố cáo là đáng tin cậy, đặc biệt là trong vai trò của các bác sĩ trong thời Diệt chủng.
Vào tháng 7, 2008, một hội đồng các giáo sĩ Do thái giáo quyết định rằng chế độ Trung quốc đã phải chịu trách nhiệm về việc giết hại các đệ tử Pháp Luân Công, có lẽ là vì lợi nhuận tiền bạc kiếm được từ việc mổ cắp nội tạng.
Tháng 11, 2008, tạp chí Wêkly Standard đặc biệt tường trình về mổ cắp nội tạng, tác giả là Ethan Gutmann, một học giả tại Foundation for the Defence of Democracies. Bài viết này mô tả việc khám nghiệm tổng quát về thân thể của các đệ tử Pháp Luân Công một cách có ý đồ và có hệ thống.
Hành động để ngăn ngừa người ngoại quốc du lịch vào Trung quốc để cấy ghép nội tạng:
Vào đầu năm 2007, ba công ty bảo hiểm y tế Do thái không còn gởi bệnh nhân đi Trung quốc để cấy ghép.
Vào tháng 8, 2007, Hou Sheng-mao, Giám đốc Bộ Y tế Đài loan, yêu cầu các bác sĩ Đài loan không khuyến khích bệnh nhân của họ đi Trung quốc để cấy ghép.
Vào tháng 12, 2007, một thỉnh nguyện thư được ký bởi 140 bác sĩ Canada được đệ lên Quốc hội khích lệ chính phủ lên tiếng cảnh cáo nhân dân về du lịch để cấy ghép nội tạng tại Trung quốc bao gồm việc xử dụng các bộ phân nội tạng lấy từ những người hiến mà không cho phép như là các đệ tử Pháp Luân Công.
Vào tháng 2, 2008, Dân biểu Quốc hội Cananda Borys Wresnewskyj đưa ra một điều luật không cho phép người Canada tham gia vào việc nhận các bộ phận nội tạng từ những người hiến mà họ không muốn, bao gồm đi du lịch đến các quốc gia khác để nhận lấy nội tạng. Ông ta nói rằng việc khẩn cấp của vấn đề này là được báo cáo rõ ràng trong bản báo cáo của Kilgour-Matas.
Chấm dứt việc huấn luyện tại các trường và hợp tác với các bác sĩ Trung quốc về kỹ thuật cấy ghép:
Vào tháng 7, 2006, Phó Giám đốc Chương trình Nhân quyền và Y học của Đại học Minnesota, Kirk C. Allison, Tiến sĩ, Thạc sĩ Khoa học đã đưa ra lời tuyên bố về việc đáng tin cậy của bản báo cáo của Kilgour-Matas và kêu gọc các viện đại học, các nhân vật trong lãnh vực y khoa chấm dứt các hợp tác với Trung quốc trong kỹ thuật cấy ghép.
Vào tháng 12, 2006, Bộ Y tế Úc tuyên bố hủy bỏ các chương trình huấn luyện cho các bác sĩ Trung quốc về kỹ thuật cấy ghép tại Bệnh viện Prince Charles và Bệnh viện Princess Alexandra, cũng hủy bỏ các chương trình hợp tác với Trung quốc về kỹ thuật cấy ghép. Xin xem: http://www.news.com.au/story/0,10117,20876865-1702,00.html?from=public_rss
Đệ trình trước quốc hội cho nhiều quốc gia để họ đặt vấn đề với chính phủ Trung quốc
Vào tháng 9, 2006, Quốc hội Hoa kỳ tổ chức một cuộc nghe và nghiên cứu về mổ cắp nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công
Vào tháng 6, 2006, Quốc hội Âu châu đưa ra một quyết nghị lên án sự bắt bớ và tra tấn các đệ tử Pháp Luân Công, và bày tỏ quan tâm của họ về bản báo cáo mổ cắp nội tạng; vấn đề này đã được đưa ra theo đường lối của các bậc lãnh đạo trong Cộng đồng Châu Âu trong cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Ngoại giao Phần lan Tuomioja với Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc là Li Zhaoxing tại Cuộc Hội nghị Thượng đỉnh giữa Châu Âu và Trung quốc tại Helsinki.

Vào tháng 11, 2006, sau khi được nghe về vấn đề này, Ủy ban Chung của Bộ Ngoại giao Ái nhĩ lan đã viết thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Châu Âu yêu cầu ông ta đưa vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc và yêu cầu điều kiện này phải được bao gồm trong cuộc đàm phán về Nhân quyền giữa Châu Âu và Trung quốc.


Dịch từ: http://www.faluninfo.net/article/834/?cid=84

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 14-01-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan