Có thể điều không ngờ nhất, và hy vọng nhất, của sự phát triển trong những năm bị đàn áp ở Trung Quốc là vai trò khai phá văn hóa sáng tạo, năng động của Pháp Luân Công ở mọi nơi.
Với sự tiến triển trong luyện tập của mình, nhiều học viên Pháp Luân Công đã tự tìm thấy mình trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đối với di sản văn hóa truyền thống này, nhiều người mô tả một cảm giác mới lạ, cảm giác của sự cảm kích, vào mọi lúc, hết sức quyến rũ.
Đáng chú ý là di sản văn hóa truyền thống dẫn chúng ta quay trở lại thời đại trước sự thống trị của cộng sản. Và, như nhiều người thấy, dẫn chúng ta quay trở lại một di sản khác không hòa hợp được với những thứ của tư tưởng Mác-Lênin Trung Quốc.
Trong khi mà di sản của tư tưởng Trung Quốc cận đại đề cao sự hòa hợp của con người với tự nhiên, sự tu dưỡng đạo đức, tĩnh tại, và thuận theo “trời”, thì sự thống trị cộng sản ở Trung Quốc lại ca tụng những thứ như “đấu tranh giai cấp”, thuyết vô thần, “chống lại tự nhiên”, thay thế hoặc phá bỏ hoàn toàn tư tưởng và văn hóa truyền thống. (Thực tế, một số học giả cho rằng do những giá trị rất Trung Quốc của Pháp Luân Công nên Pháp Luân Công bị hiểu là một mối đe dọa ý thức hệ với sự thống trị theo chủ nghĩa Mác của Trung Quốc).
Vì thế trong những năm gần đây nhiều học viên Pháp Luân Công đã thăm dò nguồn gốc văn hóa của họ, thường đạt được hiệu quả rực rỡ.
Một trong những biểu hiện đầu tiên như vậy là việc sử dụng trang phục thời kỳ nhà Đường rực rỡ trong những cuộc diễu hành nhân quyền công khai. Ý tưởng ban đầu là để cho mọi người một dịp thấy một mặt khác của Pháp Luân Công: nét văn hóa và cá nhân.
Chẳng mấy chốc những cuộc biểu diễn như vậy phát triển thành những nhánh văn hóa phạm vi rộng và nghiêm túc hơn. Nhiều học viên bắt đầu sáng tác nhạc và bài hát truyền thống, những tác phẩm đó cũng như vậy chẳng mấy chộc lại được biểu diễn tại nhiều dịp trước công chúng. Những người khác cầm bút, sáng tác những bài thơ Trung Quốc cổ; vẫn có những người khác cầm bút vẽ, tạo ra những bức tranh màu và vải phong cảnh rộng lớn.
Sự sáng tạo nghệ thuật đó đại diện một trong những theo đuổi nghiêm túc và liên tục hơn như thế. Vào năm 2004 khá nhiều nghệ sỹ theo học Pháp Luân Công đã chuyển những quan tâm sáng tạo của mình để tổ chức một buổi triển lãm chật ních người xem bao gồm hơn ## bức vẽ và điêu khắc.
Giống như những tác phẩm nghệ thuật Pháp Luân Công khác, nội dung của buổi triển lãm phản ánh sát sao hai xu hướng rất khác nhau mà những đệ tử đang thực hiện vào lúc này. Một là cuộc sống tinh thần bên trong của các học viên Pháp Luân Công, và một là những hành động bên ngoài thế giới nhằm kết thúc những đau khổ và bất công ở Trung Quốc. Vì thế những bức vẽ miêu tả sinh động sự thiền định trong yên lặng và giương những biểu ngữ kháng nghị ở quảng trường Thiên An Môn.
Múa đại diện cho một nỗ lực thứ hai, nghiêm túc đến từng chi tiết. Nhiều trung tâm biểu diễn nghệ thuật đã được các môn đồ thành lập trong khoảng nửa thập kỷ vừa qua, chuẩn bị cho một thế hệ mới những nghệ sỹ theo trường phái múa truyền thống Trung Quốc tự giác thực hành mục tiêu “giải phóng khỏi văn hóa cộng sản”.
Những người liên quan tới những điều này và những theo đuổi sáng tác khác thường chia sẻ rằng đó là một phần của sự luyện tập của họ, và chúng được tích hợp, một cách trơn chu như thế. Thậm chí, có một sự bổ xung hữu ích ở chỗ sự trong sạch và thanh thản của của trạng thái bên trong thể hiện ra bên ngoài phẩm chất của cái đẹp tuyệt vời.
Nhiều người tình nguyện mà tác phẩm nghệ thuật của họ là một hình thức truyền đạt có kỷ luật nhiều hơn là một trải nghiệm hoặc tự thể hiện; rất nhiều nỗ lực được thúc đẩy bởi mong muốn chia sẻ với người xem hoặc người nghe cảm giác về cái đẹp bên trong mà những học viên đã thưởng thức được. Hoặc là để làm sống động con số trừu tượng khác và những thỉnh cầu liên quan tới cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Có thể xem đó như là “nghệ thuật vị tha“.
Các hình thức phục hồi văn hóa khác cũng có thể dễ dàng thấy ở Pháp Luân công ở mọi nơi, ví dụ bao gồm sự sáng tạo các chương trình sau khi tan học tập trung vào việc học văn hóa Trung Quốc, Pháp Luân Công, và giáo dục đạo đức, thông thường được gọi là “Trường Minh Huệ”. Các trang web của Pháp Luân Công cũng đăng rất nhiều bài viết đề cao đạo đức Trung Quốc truyền thống được mô tả trong những truyện cổ và những luận thuyết triết học.
Hiện nay ở Trung Quốc hình thức biểu hiện công khai hơn đáng tiếc là đã bị cấm đoán. Ở đó sự phục hồi văn hóa diễn ra dưới hình thức khác, ấy là sự thay đổi văn hóa. Trong những năm gần đây nhiều học viên Pháp Luân Công đã chủ động khuyến khích lẫn nhau và những người xung quanh trong cộng đồng xem xét lại toàn bộ kế hoạch của cộng sản Trung Quốc, và thử – hoặc dám- tưởng tượng xã hội Trung Quốc sẽ như thế nào nếu vắng đi sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều người đã viết rằng nếu thiếu vắng một sự thay đổi như vậy, thì nguồn lực và sức mạnh thực sự của Trung Quốc – nguồn lực của quá khứ và giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc – sẽ mãi mãi bị chôn vùi, nằm ngủ, và bị làm hại. Hoặc tồi hơn nữa, nguồn lực và sức mạnh đó chỉ là một công cụ thích hợp trong bộ máy đàn áp của nhà nước do Đảng kiểm soát.
Để kết thúc bài này, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã chủ động phổ biến một cuốn sách nhan đề Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản Trung Quốc (Cửu Bình) trong những năm gần đây. Kết quả tới bây giờ không thiếu sự kinh ngạc: sự từ bỏ các tổ chức liên quan tới Đảng đã lên tới khoảng 51 triệu người.
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/topic/28/ Chủ đề: Pháp Luân Công
Đăng ngày: 18-03-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.