Trong Báo cáo năm nay về Tra tấn và Ngược đãi của Liên Hiệp Quốc, đặc phái viên tiếp tục báo cáo và yêu cầu Chế độ Trung Cộng phải trả lời rõ ràng hơn về nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc.
Hoạt cảnh minh hoạ nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc, khi bác sĩ, chính quyền, công an, bệnh viện cùng bao che cho nhau mua bán và mổ cướp tạng
Nạn mổ cướp tạng bắt đầu đươc giới thông tấn quốc tế chú ý từ đầu năm 2006, khi vợ một bác sĩ dũng cảm đứng ra công chúng nói về nạn mổ cướp tạng sống ở Trung Quốc, mà nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. Tiếp đó Luật sư nhân quyền David Matas và cựu thứ trưởng David Kilgour Canada đã tiến hành điều tra trung lập và đưa ra kết luận khẳng định vụ việc này. Cho đến nay, những hiện tượng như “du lịch ghép tạng ở Trung Quốc”, “bệnh nhân chỉ cần đợi 1 tuần là có tạng thích hợp”… vẫn tiếp diễn nửa ngấm ngầm nửa công khai ở Trung Quốc, và đang bị thế giới lên án. Chính quyền Trung Quốc vẫn một mực phủ nhận, và nói rằng tất cả ghép tạng ở Trung Quốc đều có nguồn gốc minh bạch, rằng người hiến tạng là hoàn toàn tự nguyện, rằng Trung Quốc tuân thủ đạo đức Y tế là cấm mua bán các bộ phận cơ thể người.
Trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc có đoạn viết: “Vấn đề rất nổi cộm này đã không được chính quyền Trung Quốc trả lời thoả đáng. Hơn nữa, theo báo cáo chúng tôi nhận được, số những ca ghép tạng là nhiều hơn rất nhiều so với nguồn tạng minh bạch xuất xứ ở Trung Quốc. Nhiều hơn rất nhiều so với số tù nhân bị án tử hình —mà theo Trung Quốc, là nguồn chính hiến tạng— và hơn nữa, theo Thứ trưởng bộ Y tế, ông Huang Jiefu từng nói rõ vào năm 2005, nạn nhân và người thân gia đình, vì quan niệm truyền thống Trung Hoa, nên thông thường không muốn hiến tạng khi bị chết hoặc chết não. Ngoài ra, thời gian chờ đợi quá ngắn ngủi của bệnh nhân đã ám chỉ rằng hiện ở Trung Quốc đang có vận hành một hệ cơ sở số liệu máy tính để tìm tạng thích hợp cho bệnh nhân , đồng thời cũng ám chỉ rằng hiện ở Trung Quốc đang có một ‘ngân hàng người hiến tạng sống’ rất lớn. Những con số cũng nói lên rằng số ca ghép tạng tăng đột biến bắt đầu từ năm 2000 ở Trung Quốc là trùng với thời điểm Chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công.”
_ _ _ _ _ _
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc tại: http://www2.ohchr.org/english/issues/torture/rapporteur/index.htm . Xem bài thứ ba tính từ trên xuống: http://daccess-ods.un.org/access.nsf/Get?Open&DS=A/HRC/7/3/Add.1&Lang=E
Chủ đề: Tin tứcĐăng ngày: 01-05-2008, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.