Thư ngỏ gửi hãng tin AP (Associates Press)

Bản in Bản in

Đọc bản tin “Chính quyền Trung Quốc đưa ra các học viên Pháp Luân Công đã hối cải” ra ngày 21-1-2005 của AP, những người ở Đại Pháp Phật Học Hội chúng tôi, và chắc chắn cũng như nhiều đọc giả khác của AP, sẽ không tránh khỏi tự hỏi: Lẽ nào AP không nhận ra rằng bản tin ấy đang làm cái loa cho bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng trong chiến dịch chết người đàn áp Pháp Luân Công?

Những mô tả của giới chức Trung Cộng về thảm kịch tự thiêu tháng 1-2001 tại quảng trường Thiên An Môn đã bị nhấn chìm từ lâu trong hàng đống câu hỏi không được trả lời. Hơn bốn năm qua, rất nhiều báo cáo của các hãng tin trung lập cũng như các tổ chức nhân quyền thế giới đã đặt nghi vấn và đã phủ định những kết luận của tập đoàn Trung Cộng về những gì liên quan đến sự kiện mà Trung Cộng gọi là các học viên Pháp Luân Công tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn. Ngay từ tháng 8-2001, IED (International Education Development — Tổ chức Phát triển Giáo dục) của Liên Hiệp Quốc đã nhìn nhận: “…chúng tôi đã có băng ghi hình về sự kiện này, và chúng tôi chứng thực rằng sự kiện này là do chính phủ [Trung Cộng] dàn kịch…” Đã có rất nhiều câu hỏi nghiêm túc và không thể giải thích về những gì Trung Cộng đưa ra. Tờ Washington Post là một trong nhiều tổ chức đã đặt nghi vấn về câu chuyện mà giới chức Trung Cộng đưa ra.

Ngay ngày đầu tiên xảy ra thảm kịch, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã lợi dụng sự kiện ấy làm phương tiện gieo rắc thù hận và đẩy cao bạo lực nhắm vào Pháp Luân Công, kể cả trong và ngoài nước. Sự kiện ấy quả đúng là một “thắng lợi của bộ máy tuyên truyền” như tờ The New York Times đã từng mô tả. Nếu bản thân lời tuyên bố của Bắc Kinh vẫn chưa đủ đáng ngờ, thì những bài chỉ trích, những bình luận, tài liệu và hành vi mà Trung Cộng liên tục tuôn ra trong hàng mấy tháng trời sau đó liên quan đến sự kiện này cũng quá thừa để nghi ngờ động cơ đằng sau của Trung Cộng. Bắc Kinh cấm tiệt tất cả phóng viên nước ngoài đến phỏng vấn người bị nạn, nhưng vẫn cho phép phóng viên của chính phủ đến như thường, trong suốt một năm. Họ thậm chí còn bắt giam những ai mà họ cho rằng đang có ý định điều tra vụ việc.

Thật tiếc thay, ngay trong mục Tin nóng của AP, là bản tin tự thiêu từ năm 2001 kèm theo những tường thuật mà ai cũng nhận ra ngay là của Trung Cộng. Bản tin không hề nhắc đến câu hỏi cơ bản nhất về tính trung thực thông tin trong những phỏng vấn đã được dàn dựng cẩn thận của chính phủ Trung Cộng. Ngoài ra bản tin cũng không hề phản ánh ý kiến gì của Pháp Luân Công. Tiếp nữa, AP dường như đã lờ đi hàng đống nguồn tin đang có đang chỉ ra sự giả mạo trong sự kiện này. Xem ra chức năng bình phẩm của AP đã bị đình đốn.

Trong bản tin của mình, AP đã không những chỉ thể hiện sự xuống cấp về tiêu chuẩn đạo đức thông tín viên, mà còn đi quá xa đến mức thụ động nhắc lại những lời giả dối của Trung Cộng. Hành động ấy khác chi một đòn chơi xỏ các đọc giả của mình. Không chỉ là chơi xỏ, mà tệ hại hơn nữa, là đang chĩa mũi dùi công kích vào hàng triệu người dân Trung Quốc mà ngay lúc này đây đang bị Trung Cộng tìm mọi cách để “xoá sạch”.

Tại sao, nếu không phải để thu lợi thế cho bản thân, tự nhiên chính quyền Trung Cộng mở cuộc họp báo cho phép phóng viên ngoại quốc phỏng vấn những người sống sót sau vụ tự thiêu ấy? Theo những báo cáo của Reporters Sans Frontiers và của các tổ chức nhân quyền khác, chính quyền Trung Cộng đang tìm mọi cách ngăn chặn mọi cố gắng của các tổ chức thứ ba điều tra về sự thật Pháp Luân Công. Các phóng viên nước ngoài bị cấm, không được gặp những học viên đang bị giam cầm, trừ phi một số trường hợp cá biệt khi đang phải chịu kiểm soát ngặt ngèo của chính quyền. Những phóng viên nào cố gắng thực hiện khác đi, thì đều có thể bị bắt giam, bị thẩm vấn và đe doạ, cũng như có thể bị tịch thu thẻ nhà báo, và thậm chí bị xâm phạm đến quyền lợi thân thể. Rất nhiều công dân Trung Quốc đã bị bắt giam, tra tấn, và thậm chí bị sát hại chỉ vì muốn báo cáo những trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi. Hiện nay tại Trung quốc, Pháp Luân Công tuyệt đối không được phép có cơ hội lên tiếng.

Trong khi Trung Cộng chi phí bao nhiên tiền bạc và nỗ lực để bưng bít các thông tin độc lập báo cáo sự thật, thì vì lý do gì các quan chức Trung Cộng mở rộng cửa cho các hãng truyền thông ngoại quốc ùa vào “nhân dịp” bốn năm vụ tự thiêu này? Và giờ đây có gì khác đâu so với những thứ đồ loè loẹt được đưa ra từ ba năm về trước? Mục đích của họ đã quá rõ ràng: Họ muốn gây cảm giác cho mọi người rằng Pháp Luân Công là kẻ gây rối rồi từ đó gia tăng cuộc đàn áp.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi đã thấy trước thủ đoạn lừa đảo của cỗ máy tuyên truyền Trung Cộng, và đã gửi thông điệp cho AP cũng như các hãng tin tương tự. AP đã nhận từ trước khi đưa ra bản tin của mình, nhưng AP dường như vẫn không quan tâm đến những lo ngại của Pháp Luân Công, và đã làm gần như hoàn toàn ngược lại.

Tạm xếp sự việc đó sang một bên, người ta vẫn có thể tự hỏi, rằng những phỏng vấn trong bản tin của AP liệu đáng giá bao nhiêu. Đến nay, chúng tôi đã nhận được trên 160 nghìn những bức thư từ những cá nhân học viên Pháp Luân Công, trong đó nói rõ rằng họ hoàn toàn phủ định những gì họ nói và làm trong khi bị giam cầm và chịu sự quản thúc gắt gao của Trung Cộng, và họ trình bày sự thật rằng họ đã bị đối xử như thế nào. Xin hãy hình dung sự hung tàn, dã man mà những cá nhân đó phải chịu đựng, đến mức họ phải tuyên bố những điều hoàn toàn trái ngược với lương tri của mình? Những kẻ sống sót sau vụ tự thiêu kia có gì khác? Đó có đúng là họ muốn nói thế, hay đó là kết quả của những nhào nặn trong nhiều tháng trời đằng đẵng? Thực ra, đã từ lâu, từ những thập niên 1940, Trung Cộng đã tra tấn người dân của mình để có nào là “tự thú”, nào là “hối cải”. Sự thật ấy cũng không có gì lạ đối với bản thân AP và những phóng viên khác. Nhưng dù sao đi nữa, tất cả những chuyện này cũng chỉ có thể có nghĩa nếu như người tự thiêu kia là học viên Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công có phạm vi rộng lớn và triển khai rất đáng sợ. Chúng tôi đã có trong tay tư liệu về hơn 38 nghìn trường hợp bị tra tấn và ngược đãi nghiêm trọng trong các nhà tù và trại cầm cố. Hàng nghìn người đã chết. Hàng trăm nghìn, thậm chí có thể là hàng triệu, người đã bị tống trại cưỡng bức lao động và các nơi giam cầm khắp Trung Quốc. Các trung tâm tẩy não được dựng lập khắp nơi để tra tấn cả về thể xác và tinh thần các học viên Pháp Luân Công, nhằm triệt hạ lòng thiện tín của người dân và nhồi nhét tư tưởng cộng sản vào đầu não họ. Đó chính là tiêu diệt con người, tiêu diệt về tinh thần chứ không chỉ sát hại thể xác. Cả Washington Post, Wall Street Journal cũng như nhiều tờ báo khác, đã có những bài báo cáo về những thủ đoạn ấy và họ có rất nhiều. Tổ chức Đại xá quốc tế Amnesty International cũng như Human Rights Watch đều có rất nhiều báo cáo về những vụ việc này.

Vậy mà, khi đối mặt với cuộc khủng bố ấy — điều mà các luật sư nhân quyền gọi là tội diệt chủng — các báo cáo từ văn phòng Bắc Kinh của AP đã bày tỏ sự đồng cảm với Trung Cộng, và lặp lại chính những tuyên truyền reo rắc thù hận vốn được dùng để che chắn cho tra tấn và sát hại hằng bao nhiêu sinh mạng. Chúng tôi nghĩ rằng, là một hãng tin như AP, các vị cần có chuyên môn và trách nhiệm đào sâu tìm hiểu về sự thật cuộc đàn áp, và đăng tải những sự thật đó cho đọc giả. Điều ấy có thể không dễ mà làm được, nhưng đó chính là cái giỏi của người làm báo. Sự thật có thể làm Bắc Kinh tức giận, thậm chí họ sẽ cản trở công việc kinh doanh. Nhưng đó những nguồn tin chính xác phải chăng cũng rất xứng đáng được trả một giá cao như thế?

Xét những mất mát và tổn hại mà bản tin của AP đã gây ra, chúng tôi đề nghị:

1. AP hãy có lời xin lỗi công khai cho công chúng trên phạm vi toàn cầu;

2. AP đăng bản tuyên bố của Đại Pháp Phật Học Hội Mỹ quốc.

Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác của AP.
Đại Pháp Phật Học Hội.
28-1-2005.

 

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9140.

Dịch và đăng ngày 1-2-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 01-02-2005, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan