Tiến sĩ Terri Marsh: “Miễn trừ không phải là không bị trừng phạt…chúng tôi sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao.”
|
WASHINGTON DC (FDI) – Tòa phúc thẩm địa phương thứ 7 đã phê chuẩn quyết định miễn trừ của tòa sơ thẩm đối với cựu lãnh đạo Trung quốc Giang Trạch Dân bị kiện vì tội ác diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại loài người phạm phải đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung quốc. (các bài liên quan)
Trong phán quyết, tòa tuyên bố đó “không phải là không tán thành đối với sự khẳng định của bên kháng cáo” – lặp lại quan điểm của luật sư của Bộ Tư pháp, người đã gọi chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công là “cực kỳ tàn ác” trong khi tranh luận cho vụ kiện.
Trong khi Tòa phúc thẩm địa phương thứ 7 phê chuẩn quyết định trì hoãn của tòa sơ thẩm chuyển sang các cơ quan hành pháp để giải quyết vấn đề bào chữa dựa trên cơ sở quyền miễn trừ đối với những cáo trạng này và những cáo trạng nghiêm trọng tương tự thông qua kênh ngoại giao thay vì kênh luật pháp, Tòa phúc thẩm đã nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các cáo buộc và nhắc lại quan điểm của mình về vai trò của Giang trong việc khởi xướng và thi hành những việc mà nhiều người đã mô tả là những tội ác chống lại loài người không thể tả bằng lời.
Tiến sĩ Terri Marsh, luật sư bên nguyên bình luận, “[cựu lãnh đạo] Giang Trạch Dân không được hưởng quyền miễn trừ theo luật pháp Hoa Kỳ và theo tiêu chuẩn quốc tế được đặt ra theo khuôn khổ Nuremberg và được phê chuẩn và tái phê chuẩn bởi các tòa án trong nước và quốc tế trên khắp thế giới”.
Bên nguyên sẽ trình bản kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ và nếu cần lên Ủy ban về Diệt chủng và Tra tấn của Liên hợp quốc.
Những tranh luận về mặt luật pháp đối với tội ác diệt chủng
Tòa phúc thẩm địa phương thứ 7 ban hành quan điểm của mình về WEI YE, HAO WANG, DOES A-F và những người khác trong hoàn cảnh tương tự và Giang Trạch Dân và Phòng 610 ngày 8/9/2004. Tòa phúc thẩm phê chuẩn quan điểm của tòa sơ thẩm ban hành ngày 12/9/2003 tuyên bố rằng mặc dù họ tán thành với những cáo buộc của bên kháng cáo nhưng họ tin rằng đây là một vấn đề mà các cơ quan hành pháp phải giải quyết qua các kênh ngoại giao thay vì quyết định của tòa. Quyết định của họ kết luận rằng “Sự thành công phụ thuộc vào phương cách ngoại giao chứ không phải là các tòa án Hoa Kỳ.”
|
Tòa phúc thẩm địa phương thứ 7 trong phê chuẩn của mình đối với đồng ý của tòa sơ thẩm về quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đối với vấn đề tam quyền phân lập – rằng đây không phải là vấn đề của các tòa án quyết định thông qua các kênh luật pháp, mà là vấn đề của các cơ quan hành pháp phai giải quyết thông qua con đường ngoại giao – tạo thành sự mô tả của tòa đối với tất cả các vấn đề liên quan đến quyền miễn trừ khác được đề cập trực tiếp trong quan điểm của mình hoặc gián tiếp thể hiện ở sự im lặng của tòa. Ví dụ, trong khi tòa thừa nhận những phạm tội của bên bị kiện theo các tội dnah nghiêm trọng như diệt chủng và tra tấn, họ đã phớt lờ hoặc là bỏ sót tầm quan trọng của những phạm tội nghiêm trọng trên – phạm tội đối với những quy tắc tạo nên những cơ sở và nền tảng căn bản cho trật tự luật pháp và đạo đức của con người.
Tổng quát hơn, tòa án đã im lặng đối với gần như tất cả những vấn đề liên quan đén quyền miễn trừ, bao gồm, như lời luật sư trưởng Terri Marsh lưu ý, nguyên tắc nêu ra trong những tóm tắt của các nguyên đơn và trong tranh luận bằng miệng. rằng “miễn trừ không có nghĩa là không bị trừng phạt”. Thậm chí bên cạnh quyết định của Thượng viện trong vụ kiện Pinochet, quyết định gần đây về vụ này ở Chile, hoặc phán quyết cuat Tòa án Hình sự Quốc tế ICJ ở Bỉ đối với Congo – tất cả đều ủng hộ việc tước quyền miễn trừ đối với các cựu lãnh đạo – nguyên tắc không miễn trừ áp dụng cho bị can Giang Trạch Dân theo luật pháp Hoa Kỳ tuyên bố rõ ràng rằng “các hành động của một nhà độc tài bị cáo buộc là tra tấn, xử tử hình và mất tích không được coi là những hành động thay mặt đất nước…vì quan chức đó không phải là đang làm công việc được giao một cách hợp pháp.” (Hilao v Marcos, 25 F. 3d 1477). Do đó, việc điều tra không phải là để xác định xem Giang Trạch Dân có dùng địa vị và quyền lực của mình để làm các hành động tội ác hay không mà là để xem xem liệu những hành động tội ác đó được thực thi nhân danh Giang Trạch Dân hay nhân danh Trung quốc. (U.S. v Noriega, 746 F. Supp. 1506, 1522).
Như được lưu ý trong biên bản của các nguyên đơn, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng Giang khởi xướng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vì lợi ích cá nhân, như tuyên bố của Nhà phân tích cao cấp về Trung quốc của CNN là Willy Lam, viết rằng, “Giang đã huy động một phong trào rộng khắp theo kiểu của Mao Trạch Đông chống lại …Pháp Luân Công, …và chỉ trích nghiêm trọng nhất nhằm vào việc Giang làm đối với Pháp Luân Công là ông ta dường như đang sử dụng một phong trào rộng khắp để tăng cường lòng trung thành đối với ông ta.”
Trong khi Tòa phúc thẩm địa phương thứ 7 đã im lặng tương tự đối với những tranh luận của các nguyên đơn về chính vấn đề thuộc thẩm quyền xét sử của ai, quan trọng là cần phải chú ý rằng việc Tòa phúc thẩm địa phương thứ 7 tôn trọng lý luận tam quyền phân lập do Bộ Tư pháp đưa ra không có nghĩa là giảm bớt sức nặng của quan điểm của tòa đối với các tội ác mà của Giang đối với Pháp Luân Công. Một cách tương tự, mặc dù Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tin rằng chiến dịch đàn áp có thể được chấm dứt một cách có hiệu quả hơn thông qua các can thiệp ngoại giao thay vì luật pháp – trên tất cả các phương diện khác, họ đồng ý với các nguyên đơn về tính chất bất hợp pháp và vô đạo đức của chiến dịch đàn áp đó. Trên thực tế, tất cả ba nhánh quyền lực đồng ý rằng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp.
Để kết luận, Terri Marsh nói, “Bản tuyên ngôn độc lập nói rằng tất cả mọi người được thượng đế tạo ra đều có những quyền không ai có thể tước đi được bao gồm không chỉ là quyền tự do tín ngưỡng mà còn là quyền được bảo vệ khỏi bị tra tấn. Các luật sư của Mỹ và các luật sư trên khắp thế giới sẽ tiếp tục khởi kiện Giang Trạch Dân và các quan chức đồng lõa khác cho đến khi Giang Trạch Dân bị đưa ra trước công lý.”
Xin liên hệ: Tiến sĩ. Terri Marsh – (202) 369-4977
# # #
Tin tức – 9/9/2004
Thông tin thêm
Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp (thông tin thêm) là một môn thiền định và luyện công dựa trên nguyên lý của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Được tập trên 50 nước trên thế giới, Pháp Luân Công bắt nguồn từ văn hóa cổ truyền Trung quốc. Sau khi chính phủ ước tính có khoảng 100 triệu người đang tập Pháp Luân Công trên toàn quốc, lãnh đạo Trung quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã cấm pháp môn tu luyện hòa nhã này vào tháng 7/1999 (báo cáo). Từ đó trở đi chế độ của Giang đã tăng cường chiến dịch tuyên truyền nhằm làm cho xã hội có tư tưởng chống lại môn này cùng với việc bỏ tù, tra tấn, và thậm chí giết hại những người tập pháp môn này. Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã kiểm chứng chi tiết của 1024 trường hợp bị giết hại (các báo cáo / các nguồn tin) từ khi chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung quốc năm 1999. Tuy nhiên vào tháng 10/2001, các quan chức chính phủ Trung quốc báo cáo rằng số lượng người bị giết đã vượt quá con số 1600. Các nguồn tin chuyên nghiệp hiện đang ước tính rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Hàng trăm nghìn người đã bị giam giữ, hơn 100 nghìn người đang bị phạt lao động cưỡng bức trong các trại tập trung, thường là không qua xét xử.
ĐỂ CÓ THÊM THÔNG TIN, ĐỀ NGHỊ LIÊN HỆ TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP – Gail Rachlin 917-757-9780, Levi Browde 914-720-0963, Erping Zhang 646-533-6147, or Christina Chai 917-386-5068. Email: [email protected], Website: http://www.faluninfo.net.
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8922.
Dịch ngày 20-9-2004, đăng ngày 22-9-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.