Giới chức ĐCSTQ “đánh mạnh” tổ chức học viên này, nạn nhân bị sát hại chỉ trong vài ngày bắt giữ
2-4-2008
NEW YORK — Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp bị báo động trước hàng loạt báo cáo đang chỉ ra rằng những thành viên Pháp Luân Công đang bị sát hại trong nhà giam chỉ trong vòng vài ngày, thậm chí trong vài giờ trong khi bị giới chức giam giữ. Hôm nay, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp FDI nói rõ rằng sự leo thang đàn áp là kết quả trực tiếp việc ĐCSTQ muốn “hất cẳng” Pháp Luân Công khỏi Thế vận hội Olympics mùa hè 2008.
“Tần suất các học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát bắt bớ, ngược đãi và tra tấn cho đến chết đã quá mức báo động và nghiêm trọng,” Bà Gail Rachlin, phát ngôn nhân của Trung tâm thông tin FDI. “Những nạn nhân đó ngay từ đầu lẽ ra không bị bắt. Bắt bớ, tra khảo, và lạm sát vô luật một cách bừa bãi… đó không phải là cách ‘chuẩn bị’ cho một Olympics.”
“Nếu giới chức Trung Cộng thật sự muốn có một Olympics ‘thành công’, thì đi càn quét, giam cầm và thủ tiêu những ai nhắc nhở chúng ta rằng ‘cái đó không tốt’, đó đâu phải là cách làm. Sự yên tĩnh giả tạo ở các đường phố Bắc Kinh rồi sẽ khiến du khách phát ớn.”
Trung tâm thông tin FDI hết sức quan ngại trước những báo cáo gần đây về những ca tử vong chỉ trong vài ngày giam cầm. Trong 3 tháng đầu năm 2008, Trung Tâm đã nhận được hồ sơ báo cáo về 6 ca học viên Đại Pháp bị chết chỉ trong không đầy 16 ngày bị giam, và có trường hợp, chỉ không đầy vài giờ đồng hồ. So với năm 2007, thì bằng số của cả năm những học viên từ vong chỉ trong thời gian ngắn bị giam. Những năm gần đây, thân nhân người bị hại đã có thể tiếp cận và được nhìn thi thể trước khi hoả thiêu, và họ thấy được dấu vết của tra tấn: vết sẹo, dấu đốt lạ, bầm tím, vế do bị giật điện, v.v
Trong số những ca tử vong được báo cáo năm 2008, có ông Yu Zhou, 42 tuổi, một nhạc sỹ. Ông bị bắt cùng vợ là bà Xu Na hồi cuối tháng Giêng vừa qua trên đường từ đoàn biểu diễn trở về. Họ là những người đã được chúng tôi liệt kê ở một số báo cáo trước về vụ việc càn quét bắt người diện rộng ở Bắc Kinh (báo cáo). Bảy ngày sau khi bị bắt, giới chức cầm quyền đã thông báo thân nhân hãy đến Trung tâm Cấp cứu Qinghe (Thanh Hà), khi họ tới thì đã thấy ông qua đời. Trước khi bị bắt, ông là người khoẻ mạnh bình thường. Bệnh viện từ chối khám nghiệm tử thi. Bà Xu, từng được thả hồi 2006 sau khi bị giam tù 5 năm vì tập luyện Pháp Luân Công, hiện nay vẫn đang bị giam cầm ở Trại tạm giam Bắc Kinh. Ông Yu tốt nghiệp khoa Pháp Văn trường Đại học Bắc Kinh. Đoạn video đăng trên Internet cho thấy cảnh ông chơi trống cùng đoàn diễn: video
Những ca tử vong quá chóng vánh trong nhà giam như trường hợp ông Yu thể hiện sự hà khắc và kham khổ trong trại giam cầm. Đây là hiểm hoa của hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công hiện đang sống ở Bắc Kinh nói riêng, và cả những học viên ở nơi khác bị nhà cầm quyền bắt giam trong thời gian từ đầu 2008 đến nay. Những báo cáo cho biết những nạn nhân được thả ra gần đây kể rằng đặc vụ cho hay hiên đang có chỉ thị “từ trên” phải tăng cường hơn nữa cuộc đàn áp Pháp Luân Công trước thềm diễn ra Thế vận hội Olympics.
Từ tháng Giêng 2007, Trung tâm thông tin FDI đã ghi nhận 129 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị tử vong vì tra tấn và ngược đãi. Họ chết khi đang còn trong nhà giam hoặc ngay sau khi được thả với thương tật trên người. Bản báo cáo đẩu đủ ấy được chúng tôi đăng trên mạng lưới (báo cáo). Chúng tôi thu nhận thông tin từ các nguồn tin khác nhau, trong đó gồm cả lời chứng của thân nhân người bị nạn, của bạn bè, con cháu, có bằng chứng qua hình ảnh, và những người của chúng tôi cũng gọi điện để kiểm chứng, gọi điện cả tới cảnh sát và giới chức Trung Quốc.
Sau đây là một số ca điển hình. Nếu cần chi tiết cụ thể hơn, chúng tôi sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu cụ thể. Chúng tôi cũng cung cấp kèm trong đó bảng danh sách những học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong 15 tháng vừa qua.
Một số ca điển hình bị chết trong thời gian ngắn giam cầm, 2007:
- Ngày 10-3-2007, cảnh sát bắt giam bà Tang Xingyun, 65 tuổi, tại thành phố Thẩm Dương ở một tỉnh vùng tây-bắc tỉnh Liêu Ninh trong khi bà đang phân phát các tài liệu về Pháp Luân Công. Bà qua đời ngay trong ngày ở đồn cảnh sát. Báo cáo cho biết bà bị tra tấn giật điện với tám cây dùi cui điện.
- Anh Deng Wenyang, cựu nhân viên Nhà máy Cầu Shanhaiguan, tỉnh Hà Bắc, tuổi trên 30. Anh bị bắt ngày 26-9-2007. Anh vốn đã yếu đi nhiều sau lần bị giam trước đó hồi tháng 8, nhưng anh vẫn bị gửi đến trại cưỡng bức lao động Gaoyang. Muời ngày sau, anh qua đời, ngày 8-10.
Hai ví dụ tử vong trong thời gian giam cầm rất ngắn của năm 2008:
- Bà Gu Jianmin, 53 tuổi, thuộc quận Pudong mới, thành phố Thượng Hải bị bắt ngày 1-3-2008. Mười hai ngày sau, ngày 13-3, đặc vụ phòng 610 gọi chồng bà đến để thông báo rằng bà không được khoẻ và sẽ được thả để chăm sóc y tế. Sau vài giờ hoàn để hoàn tất thủ tục thả người, chồng bà Gu được đưa tới bệnh viện. Một bác sỹ ở đó thông báo rằng bà đã chết sau khi họ đã có một số cố gắng ngắn ngủi mong cứu sống bà.
- Ông Wang Guiming, 40 tuổi, ở thành phố Tonghua, tỉnh Cát Lâm, bi bắt ngày 13-2-2008 trong khi bán khoai lang. Ông bị đưa đến trung tâm giam cầm Changlui và vài hôm sau được chuyển đến lớp “lao động cải tạo”. Ông được đưa đến trại cưỡng bức lao động Chaoyanggon ngày 17-2-2008. Báo cáo rằng ông bị tra tấn bằng điện giật ở đó. Ông qua đời ngày 29-2; vậy là sau 16 ngày kể từ ngày ông bị bắt ban đầu. Gia đình được phép nhìn thi thể của ông ngày 3-3, và thấy những vết bầm tím lớn trên mặt, ngực và hậu môn.
Những cái chết ấy rõ ràng là kết quả của chính sách do chế độ Trung Cộng mới ban ra. Những công bố và tài liệu chính thức cũng có đề cập nhiều lần đến Pháp Luân Công như là một đối tượng cần phải giám sát và ngăn chặn, không cho tiếp cận Olympics (tài liệu chứng minh).Điều này khớp với lề lối đàn áp các nhóm bất đồng quan điểm của ĐCSTQ mỗi khi họ tổ chức một sự kiện quan trọng nào đó, ví dụ như Đại hội Đảng lần thứ 17 xảy ra hồi tháng 10-2007 (tài liệu dẫn chứng)
Chẳng hạn, như theo thông tin của một tạp chí tình báo năm 2005, thứ trưởng bộ công an Trung Quốc, Liu Jing, đã được trao nhiệm vị tẩy sạch [Pháp Luân Công] trước thềm Olympics (nguồn tin). Gần đây, theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International, thì trong quá trình chuẩn bị cho Olympics, cựu bộ trưởng bộ công an Trung Quốc, công Zhou Yongkang, đã ra lệnh rằng để tổ chức Olympics “thành công”, thì “Chúng ta phải đánh mạnh vào những lực lượng thù địch trong nước và nước ngoài, như những nhóm đòi tự do chủng tộc, tôn giáo cực đoan, khủng bố …. và Pháp Luân Công.” (báo cáo).
Kể từ 1999 đến nay, Trung tâm thông tin Đại Pháp FDI đã có hồ sơ 3.137 học viên Pháp Luân Công bị chết vì đàn áp dưới các hình thức khác nhau. Không chỉ là bị ngược đãi bên trong nhà giam, mà còn bị dồn vào cảnh sống cùng quẫn nghèo khổ vì chính sách của ĐCSTQ, Mặc dù con số đó rõ là khá lớn, nhưng do những hàng rào phong toả thông tin, và những đe doạ đến những thân nhân bạn bè nào dám đưa tin ra ngoại quốc, con số thực tế những học viên tử nạn là lớn hơn như vậy rất nhiều.
2-4-2008 1:56
_ _ _ _ _ _
Dịch và đăng ngày 14-3-2008 từ: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9518 .
Chủ đề: Tin tứcĐăng ngày: 13-04-2008, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.