21-1-2004 12:20pm
OTTAWA (FDI) — Tên của nguyên lãnh đạo nhà nước Trung Quốc là Giang Trạch Dân cùng một số quan chức cao cấp khác đã nằm trong danh sách “kiểm soát” (watchlist) của CAHWCP (Canada’s Crimes Against Humanity and War Crimes Program: Chương trình chống tội ác đối với nhân loại và tội phạm chiến tranh của Canada), theo như tin đưa từ một cuộc họp báo vào ngày 20-1-2004.
|
RCMP (Royal Canadian Mounted Police: Cảnh sát thiết kỵ hoàng gia Canada) đã khẳng định rằng một hồ sơ đã được lập với Ban Tội phạm Chiến tranh (War Crimes Unit). Trong trường hợp nếu một thủ phạm nào tham gia đàn áp Pháp Luân Công mà đặt chân lên lãnh thổ Canada, thì lập tức sẽ mở điều tra ngay.
Các quan chức Trung Quốc nào chịu trách nhiệm về tội lạm sát học viên Pháp Luân Công — nếu họ định đến Canada — thì họ sẽ phải thông qua một thủ tục của CAHWCP, và họ có thể bị từ chối nhập cảnh, không được cấp thị thực visa, hoặc bị xử vì phạm tội đối vối nhân loại.
Ông David Matas, một luật sư quốc tế danh tiếng về nhân quyền, cùng với Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Canada (Falun Dafa Association of Canada) đã tổ chức một bài thuyết trình trong cuộc họp báo tại toà nhà quốc hội Canada.
“Điều luật về Xuất nhập cảnh và Bảo vệ người tị nạn quy định không cho nhập cảnh vào Canada bất kể cá nhân nào được chứng thực rằng đã phạm tội đối với nhân loại ở bên ngoài Canada,” ông Matas đã viết trong bức thư gửi ba bộ trưởng cao cấp. “Trên thực tế, đã có bằng chứng chỉ ra rằng Giang Trạch Dân cùng một số người khác được nêu trong danh sách là những kẻ chủ mưu trong những tội ác này.”
Danh sách ban đầu gồm 15 tên người, đính kèm với chứng cứ phạm tội, đã được gửi lên các quan chức Canada trong CAHWCP vào tháng Chín năm ngoái, và hôm nay nó đã có thêm 30 tên người được thêm vào.
“Giới chức Canada sẽ tiếp tục nhận được một số tên và bằng chứng nữa — gồm một số quan chức, cảnh sát, và cai tù Trung Quốc, những người tham gia vào chiến dịch trừ bỏ hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công,” Xun Li, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada, nói.
Ông Alex Neve, tổng bí thư Amnesty International Canada (tổ chức Đại Xá Quốc tế Canada), và ông Rob Anders, nghị sỹ Canada, đã bày tỏ hỗ trợ của mình bằng văn bản.
“… đây là trách nhiệm có tính toàn cầu. Tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm đứng ra bảo vệ công lý, dẫu rằng vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất kể địa phương nào,” ông Neve nói.
Thông tin thêm về CAHWCP
Theo báo cáo thường niên lần thứ năm của CAHWCP (Canada’s Crimes Against Humanity and War Crimes Program: Chương trình chống tội ác đối với nhân loại và tội phạm chiến tranh của Canada) (tham chiếu: http://www.cic.gc.ca/english/pub/war2002), thì chủ trương của Chính quyền Canada là dứt khoát, rằng Canada không là, và sẽ không bao giờ là miền đất trú chân an toàn cho những ai từng phạm tội chiến tranh, phạm tội với nhân loại cũng như một số tội ác đáng bị lên án khác, dẫu rằng nơi phạm tội là ở địa phương nào đi nữa.
Chỉ tính riêng trong năm tài chính 2001-2002, đã có 445 cá nhân bị từ chối nhập cảnh vào Canada, 46 cá nhân bị trục xuất khỏi Canada, và 3.983 trường hợp đang bị điều tra.
Thông tin thêm về Pháp Luân Công và đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một phương pháp tập thiền với giáo huấn dựa trên nguyên lý vũ trụ Chân Thiện Nhẫn, là môn pháp có gốc rễ từ văn hoá Trung Hoa truyền thống, và nay đã phổ biến trên hơn 50 quốc gia.
Từ tháng Bảy 1999 đến nay, Amnesty International (tổ chức Đại xá Quốc tế) và các tổ chức nhân quyền khác, cùng nhiều kênh thông tin đã truyền ra nhiều báo cáo về cuộc đàn áp vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nguyên lãnh đạo Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã triển khai chính sách đàn áp các học viên Pháp Luân Công với phương châm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài lực, tàn hoại thân thể” ở Trung Quốc. Đó là một chiến dịch diệt chủng.
Hàng triệu cuộc sống của các gia đình Pháp Luân Công đã bị phá huỷ. Tính đến nay đã có hàng trăm nghìn người từng bị giam cầm, với hơn 100 nghìn người đang bị nhốt trong các nhà tù hoặc trại lao động mà không qua xét xử theo luật. Theo một số nguồn tin từ chính phủ, con số học viên Pháp Luân Công bị sát hại đã hơn 1.600 người.
# # #
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8252.
Dịch và đăng ngày 24-1-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
Chủ đề: Tin tứcĐăng ngày: 24-01-2004, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.