58 đệ tử Pháp Luân Công bị chết vì tra tấn và hành hạ tại Trung quốc đã được báo cáo trong ba tháng

Bản in Bản in

Một số người ước lượng tổng số tử vong có thể từ 4,000 đến 10,000

(9/24/2003  14:0)

Ba Xiong Fengxia
Bà Xiong Fengxia, 56 tuổi, là một trong số 58 người bị giết hại do bàn tay của công an Trung quốc, đã được báo cáo từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2003. Con số bị giết hại ước lượng trong 4 năm qua có thể lên đến từ 4,000 đến 10,000 người

NỮU ƯỚC (FDI) Ðã 4 năm kể từ khi cựu lãnh tụ Giang Trạch Dân phát động chiến dịch “tận diệt Pháp Luân Công” vẫn tiếp tục xử dụng những phương pháp tàn bạo chưa từng thấy để bắt buộc dân Trung quốc ly khai với lòng tin của mình vào một môn tu tập cổ truyền Trung quốc.

Những người ly khai thì thường được trả tự do, mặc dầu vậy họ vẫn bị theo dõi và bị bắt buộc hổ trợ công an để cưỡng ép những người khác ly khai. Những người không ly khai Pháp Luân Công thì tiếp tục bị tra tấn và hành hạ và có thể bị tra tấn đến chết.

Từ tháng 6 cho đến tháng 8 năm 2003, những nguồn tin đáng tin cậy từ Trung quốc báo cáo đầy đủ chi tiết có tất cả 58 đệ tử Pháp Luân Công bị giết — hầu hết là bị tra tấn dã man, vô nhân đạo trong các trại giam và trại cưỡng bức lao động.

Những người bị giết vì tra tấn và hành hạ xảy ra trên khắp Trung quốc, từ Xinjiang (Tân Cương) đến Quảng Ðông đến Bắc kinh.

“Ðây là những trường hợp chúng tôi có đầy đủ chi tiết”, ông Erping Zhang, phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Ðại Pháp nói như vậy. Vào tháng 10 năm 2001, một nguồn tin từ chính phủ Trung quốc nói rằng số người chết thực sự có thể lên đến gấp 5 lần con số báo cáo ở lúc đó. và chế độ Giang Trạch Dân càng trở nên giấu nhẹm những trường hợp như vậy nhiều hơn. Ðến bây giờ con số có báo cáo đã lên đến 787 người bị giết. Nhưng con số chính thức có thể lên đến 4,000”

Chỉ cần tin vào những chân lý của [Pháp Luân Công], không cần phải làm điều gì theo các chân lý đó, cũng đủ để cho những người đó chịu những cực hình như bị sa thải việc làm cho đến tù đày, và trong nhiều trường hợp, đã bị giết hại
Bản báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, 2003

Những nguồn tin khác tin rằng con số có thể cao hơn.

Vào ngày 6 tháng 6 năm 2002, một quyển sách được viết bởi cán bộ cao cấp trong Cộng đảng nói rõ chi tiết chiến dịch chống Pháp Luân Công của cựu chủ tịch Trung quốc Giang Trạch Dân được phát hành (tin tức). Quyển sách đó, với nhan đề Sự gian trá tàn độc, có nói rằng con số các đệ tử Pháp Luân Công bị chết thật sự là hơn 7,000.”

Gần đây, vào ngày 16 tháng 6 năm 2003, trong chương trình của đài phát thanh, cựu Ðại sứ Hoa kỳ tại Trung quốc Mark Palmer đã đưa ra con số “trong khoảng 10,000 người”. Ông Palmer nói thêm “[Giang] đang vi phạm những tội trạng về nhân quyền tương đương như là Sadam Hussein và Milosevic [đã làm]”.

Tại tỉnh Hielongjiang, Tra tấn vẫn là nguyên nhân số một của nhiều cái chết

Theo các nguồn tin khác, tỉnh Hielongjiang (Hắc Long Giang) đứng đầu về nhiều người bị tra tấn đến chết, chỉ trong tỉnh này có đến 14% của những cái chết của các đệ tử Pháp Luân Công đã được báo cáo kể từ khi chính sách khủng bố bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Tỉnh Liaoning (Liêu Ninh) và Shangdong (Sơn Đông) có khoảng 11% của con số bị giết hại, tỉnh Jilin (Cát Lâm) 10% và Hebei (Hà Bắc) 9%.

7% số người bị giết hại xảy ra tại Bắc kinh.

Khoảng 73% của tổng số bị chết là kết quả của tra tấn và những hành hạ về thể xác, trong khi đó 10% là do bởi cưỡng bức ăn uống. Những trường hợp khác bao gồm những trường hợp khó hiểu như một người bị chết trong nhà thương điên sau khi bị chích những loại thuốc không ai biết được loại gì hay báo cáo là bị “té” từ trên cao trong khi họ bị giam giữ trong đồn công an.

Theo các nguồn tin từ Trung quốc, rất nhiều trường hợp khác công an nói rằng những người bị chết trong khi giam giữ thì được báo cáo là chết do tự tử.

Hơn 3% báo cáo là chết do bởi tuyệt thực.

Muốn biết thêm chi tiết xin vào: www.faluninfo.net.

# # #

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=7868. Dịch và đăng ngày 29-9-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Chủ đề: Bài có ảnh,Tin tức,Tuyên cáo
Đăng ngày: 29-09-2003, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan