Nhiều học viên Pháp Luân Công là mục tiêu bức hại và bắt bớ trong năm 2009, Ủy ban Hành pháp của Quốc hội về vấn đề Trung quốc phát biểu

Bản in Bản in


22-10-2009

New York— Trong bản báo cáo hằng năm phát hành vào tuần trước, Ủy ban Hành pháp thuộc Quốc hội của chính phủ Hoa kỳ về vấn đề Trung Quốc đã dẫn chứng bằng tư liệu thu thập được về việc các cơ quan an ninh Trung Quốc tiếp tục gia tăng bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công trong suốt năm vừa qua. Phần báo cáo về Pháp Luân Công, đặc biệt nêu rõ việc những lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trực tiếp chỉ đạo chiến dịch “Đánh mạnh” vào Pháp Luân Công, cũng như những hoạt động ráo riết của Phòng 610 trong việc thực hiện những chỉ thị ấy (phòng 610 là một cơ quan được thành lập chỉ dùng cho mục đích bức hại, khủng bố và tiêu diệt Pháp Luân Công. Nó có quyền hạn vượt trên Luật pháp).

“Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì sự cấm đoán chống lại nhóm hoạt động tinh thần Pháp Luân Công [trong năm 2009]” bản báo cáo nói.  “Xem ngày kỷ niệm 10 năm [cấm đoán] là nhạy cảm, chính phủ Trung ương tiếp tục theo đuổi ráo riết các hoạt động nổ lực của nó bắt đầu từ trước kỳ Thế vận hội 2008 nhằm lùng sục và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công”

“Chính quyền chỉ đạo các chiến dịch tuyên truyền nhằm nhạo báng Pháp Luân Công, giám sát gắt gao các học viên, bỏ tù rất nhiều học viên, và những học viên nào không chịu từ bỏ Pháp Luân Công sẽ bị tra tấn và hành hạ đủ kiểu trong các trại lao động cưỡng bức. Các kênh truyền thông thế giới cùng với các nguồn tin của Pháp Luân Công cũng báo cáo những cái chết của những học viên Pháp Luân Công trong khi đang bị cảnh sát giam giữ vào năm 2008 và 2009”.

Ủy ban Hành pháp trực thuộc Quốc hội về vấn đề Trung Quốc là một cơ quan đặc biệt tạo thành bởi sự hợp tác tham gia của Hạ nghị viện, Thượng nghị viện, và cơ quan hành pháp, được thành lập vào năm 2000 để giám sát tình trạng nhân quyền và sự phát triển của nền pháp trị tại Trung Quốc. Bản báo cáo dài 400 trang hằng năm của họ, phát hành vào ngày 10 tháng 10, báo cáo rất chi tiết bao gồm nhiều vấn đề như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, và vai trò của hệ thống tư pháp. Phần nghiên cứu về Pháp Luân Công lấy dữ liệu từ các tài liệu và website của chính phủ Trung quốc, các báo cáo bởi các kênh truyền thông đại chúng quốc tế hoặc các nhóm nhân quyền thế giới, cùng với những lời chứng thực từ các luật sư nhân quyền Trung Quốc và các tù nhân lương tâm trước đây.

Những phát hiện và bằng chứng chủ chốt

Bốn kết luận chính nổi cộm lên từ nghiên cứu của Ủy ban Hành pháp trực thuộc Quốc hội là có liên hệ đến chính sách khủng bố mà các học viên Pháp Luân Công tại Trung quốc đang gánh chịu. Tiếp theo những điểm tóm tắt dưới đây là những giải thích bao quát, những trích dẫn của các bằng chứng xác thực được nêu trong báo cáo. Để đọc toàn bộ những tài liệu thu thập các trích dẫn liên quan đến Pháp Luân Công, xin xem Báo cáo Hằng năm của Ủy ban Hành pháp trực thuộc Quốc hội (trích):

1. Đẩy mạnh thêm nữa chính sách khủng bố Pháp Luân Công vốn đã kéo dài hơn một thập niên qua là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch càn quét trên toàn quốc trong năm 2009. Chính sách càn quét này được các cấp lãnh đạo Đảng dẫn đầu – bao gồm Phó chủ tịch Xi Jinping và Ủy viên Bộ chính trị Zhou Yongkang – thực thi bởi Sở an ninh công cộng (SANCC) và các Đảng bộ địa phương trên toàn quốc.

2. Đại đa số các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc tiếp tục bị theo dõi, cầm tù, “cải tạo bằng lao động” và bị hành hạ trong tù, đôi khi đưa đến tử vong. Trong suốt năm nay, các bằng chứng liên quan đến việc khai thác nội tạng từ các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công mặc dù họ không chấp thuận, tiếp tục gia tăng, bao gồm cả Bản báo cáo Đặc biệt về Tra tấn của Liên hiệp quốc.

3. Những cố gắng điên cuồng và ráo riết, dẫn đầu là Phòng 610, để phỉ báng các học viên Pháp Luân Công giữa cộng đồng dân chúng, huy động công chúng góp sức bắt bớ các học viên – bao gồm các bài học đặc biệt dạy trong trường và thưởng tiền cho những tên chỉ điểm.

4. ĐCSTQ và Phòng 610 tiếp tục dùng quyền lực chính trị để điều khiển hệ thống toà án, các luật sư, và các cơ quan hành pháp một cách có hệ thống để tước bỏ mọi quyền tự do căn bản của các học viên Pháp Luân Công (như quyền được xét xử công bằng, quyền được thuê mướn luật sư bảo vệ, vv…). Những nổ lực này bao gồm cả việc điều khiển trực tiếp các quan toà rằng phải xử các học viên Pháp Luân Công như thế nào, và leo thang tấn công quấy rối các luật sư Trung quốc những ai cố gắng bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công.


Những phát hiện và bằng chứng chủ yếu từ báo cáo của Ủy ban Hành pháp trực thuộc Quốc hội

1. Đẩy mạnh thêm nữa chính sách khủng bố Pháp Luân Công vốn đã kéo dài hơn một thập niên qua là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch càn quét trên toàn quốc trong năm 2009. Chính sách càn quét này được các cấp lãnh đạo Đảng dẫn đầu – bao gồm Phó chủ tch Xi Jinping và Ủy viên Bộ chính trị Zhou Yongkang – thực thi bởi Sở an ninh công cộng (SANCC) và các Đảng bộ địa phương trên toàn quốc.

· Đường lối của Sở An ninh Công cộng: “Ban lãnh đạo Đảng đặt ưu tiên cao cho “cuộc đấu tranh” chống Pháp Luân Công thể hiện qua việc lấy đó làm mục tiêu chính cho chiến dịch “Đánh mạnh” vào [tháng 2 năm 2009] trong một chỉ thị chương trình hoạt động cho Sở an ninh Công cộng trên toàn quốc vào năm nay”.  (trang 353)

· Chiến dịch 6521:  “Chính quyền Trung quốc đặt chiến dịch khủng bố Pháp Luân Công lên hàng đầu trong Chương trình hoạt động của một đội Đặc nhiệm an ninh công cộng, gọi là “Kế hoạch 6521”, vốn được thành lập để duy trì “trật tự xã hội” trong 4 ngày lễ kỷ niệm nhạy cảm trong năm 2009, bao gồm 10 năm của Ngày 25 tháng Tư, ngày mà các học viên Pháp Luân Công biểu tình ôn hòa tại gần thủ phủ của Đảng tại Bắc Kinh”. (trang 121)

“Sự hiện diện của hai lãnh đạo cao cấp Trung quốc trực tiếp chỉ huy Kế hoạch 6521, Phó chủ tịch Xi Jinping [các chuyên gia cho rằng y sẽ thay thế cho Hồ cẩm Đào] và Zhou Yongkang, nói lên tầm quan trọng mà Đảng ủy thác cho “cuộc đấu tranh” chính trị chống Pháp Luân Công của kế hoạch này… Chính quyền các cấp tỉnh thành trong cả nước phải thành lập ra các Đội đặc nhiệm tạm thời cho Kế hoạch 6521, các đội này được chỉ đạo trực tiếp bởi các Bí thư Đảng bộ và Trưởng lực lượng an ninh công cộng tại địa phương, trong khi đó chính quyền địa phương được lệnh phải báo cáo việc thực thi Kế hoạch 6521 cho các Đội đặc nhiệm của các tỉnh thành”. (trang 353)

2. Đại đa số các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc tiếp tục bị theo dõi, cầm tù, “cải tạo bằng lao động” và bị hành hạ trong tù, đôi khi đưa đến tử vong. Trong suốt năm nay, các bằng chứng liên quan đến việc khai thác nội tạng từ các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công mặc dù họ không chấp thuận, tiếp tục gia tăng, bao gồm cả Bản báo cáo Đặc biệt về Tra tấn của Liên hiệp quốc.

· Theo dõi: “Phòng 610 và các Cơ quan an ninh công cộng trên toàn khắp Trung quốc theo dõi và canh chừng các khu phố, khu dân cu, và nơi làm việc để xác định và cô lập các học viên Pháp Luân Công… Vào tháng Sáu năm 2009, viên chức thành phố Juijiang tại tỉnh Jiangxi đã mô tả một hệ thống theo dõi nhóm 829 “phần tử chủ chốt”, bao gồm chủ yếu là các cựu tù nhân lương tâm Pháp Luân Công. Vào tháng Bảy, chính quyền thành phố Zibo, tỉnh Sơn đông, đã đặt 9 học viên Pháp Luân Công dưới một “hệ thống khống chế và giám sát 24/24h”. (trang 122)

· “Cải tạo lao động” (CTLĐ): “Chính quyền Trung quốc tiếp tục sử dụng một hệ thống đứng trên luật pháp gọi là “cải tạo lao động” để ngược đãi nhiều học viên Pháp Luân Công… Trong năm 2008, Trại CTLĐ Phụ nữ Bắc kinh đã giam giữ 700 học viên Pháp Luân Công so với chỉ 140 tù nhân tội phạm. Vào tháng Hai 2009, hơn một nửa trong số 13 cựu tù nhân các trại CTLĐ được phỏng vấn trong một nghiên cứu – trong số đó không có học viên Pháp Luân Công – báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công là chiếm phần lớn trong số các tù nhân CTLĐ và họ bị tách rời ra để ngược đãi”. (trang 123)

· Bắt bớ hàng loạt: “Để tăng cường an ninh trước kỷ niệm 10 năm ngày ban bố lệnh cấm Pháp Luân Công, chiến dịch “đánh mạnh” đã dẫn đến việc bắt bớ bỏ tù các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng. Trong nửa năm đầu 2008, chính quyền thị xã Harbin thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã giam giữ 53 học viên Pháp Luân Công, 23 người bị bắt giam không qua xét xử, chính thức bắt giam 23 người, và ra lệnh đưa đi CTLĐ 19 học viên khác”. (trang 123)

· Tra tấn và những cái chết trong tù: “Những trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và giết hại trong khi bị chính quyền giam cầm một cách phi pháp, đều được xác nhận và kết tội, tiếp tục nổi cộm trong năm qua…. Vào tháng 3 năm 2009, một nhân viên an ninh công cộng tại tỉnh Shibei, đường Liaoyuan tại Qingdao đã đánh đập Lu Xueqin, một học viên Pháp Luân Công, trong 9 ngày khiến bà bị liệt phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống. Vào tháng 7 năm 2009, một học viên Pháp Luân Công 45 tuổi tên là Yang Guiquan đã chết trong khi được đưa đến Bệnh viện đa khoa liên đoàn khai thác mỏ Thành phố Fuxin, sau khi bị công an giam trong 16 ngày, bị tra tấn bằng dùi cui điện và bằng cách ép ăn”. (trang 124)

· Mổ cắp nội tạng: “Trong năm qua, các cáo buộc về vấn đề mổ cắp nội tạng, mà không được đồng ý, từ các tù nhân Pháp Luân Công lại nổi cộm lên, dấy lên mối quan ngại về các thủ đoạn lạm dụng có khả năng tồn tại trong kỹ nghệ cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc… Vào tháng 12 năm 2008, Ủy ban Đặc biệt về Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, chỉ rõ trong báo cáo về vấn đề Trung Quốc rằng Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về vấn đề tra tấn, ông Manfred Nowak, đã nêu rõ: “việc gia tăng cấy ghép nội tạng trùng khớp với việc bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công”… trong cuộc phỏng vấn vào tháng 8 năm 2009, Nowak nhấn mạnh “sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ biết rõ làm thế nào mà việc cấy ghép nội tạng tại các bệnh viện Trung Quốc lại có thể gia tăng đột biến từ năm 1999, trong khi không có bao nhiêu người tự nguyện hiến nội tạng của mình”. (trang 188)

3. Những cố gắng điên cuồng và ráo riết, dẫn đầu là Phòng 610, để phỉ báng các học viên Pháp Luân Công giữa cộng đồng dân chúng, huy động công chúng góp sức bắt bớ các học viên – bao gồm các bài học đặc biệt dạy trong trường và thưởng tiền cho tên chỉ điểm.

· Những Chiến dịch Tuyên truyền rộng khắp: “Chính quyền tại Xuanwei [tỉnh Yunnan] cũng phê chuẩn một “cuộc tấn công chính trị mạnh mẽ” tại tất cả các làng mạc và vùng lân cận, bắt buộc toàn dân tham gia trong một chiến dịch tuyên truyền để “uy hiếp một cách hiệu quả” Pháp Luân Công”. (trang 122)

· Những bài học Chống Pháp Luân Công tại các Trường Đại học và Tiểu học: “Phòng 610 chú trọng vào các trường đại học và tiểu học như là nơi để chúng tuyên truyền… Vào tháng 5 năm 2009, Đại học nông nghiệp Xinjiang đã phát động chiến dịch 10 tháng để “xây dựng một phòng tuyến tư tưởng lâu dài” để “phòng ngừa và chống lại” … Pháp Luân Công. Vào tháng 7, các học sinh tiểu học tại thành phố Leshan, tỉnh Tứ xuyên, tham gia một cuộc nói chuyện “trực tiếp” của bí thư Đảng bộ địa phương và xem phim “cảnh giác chống tà giáo”. Viên hiệu trưởng ra lệnh cho các học sinh phải học tài liệu “chống tà giáo” trong suốt mùa hè, phải ghi chú hay viết truyện tranh để đánh giá việc học, và trả bài lại cho trường với chữ ký của phụ huynh để xác nhận đã hoàn tất bài học”. (trang 123)

· Trả tiền cho các tên chỉ điểm: “Việc xác định và theo dõi các học viên Pháp Luân Công cũng được Phòng 610 đào tạo kỹ lưỡng cho các tên chỉ điểm có trả tiền thưởng… Phòng 610 tại Liuyang, một thành phố cấp tỉnh dưới đô thị tự trị Changsha, tỉnh Hồ nam, phát động một đường dây nóng 24/24 vào hồi tháng Ba 2009 và tuyên bố sẽ thưởng từ 50 đến 1,000 nhân dân tệ (7 USD đến 146 USD)… Chính quyền tại thành phố Bengbu, tỉnh An Huy đã nhờ một tên chỉ điểm để bắt một học viên tàn tật 50 tuổi tên là Yu Xiaoping trong lúc đang phát tài liệu làm sáng tỏ sự thật”. (trang 122)

4. ĐCSTQ và Phòng 6-10 tiếp tục dùng quyền lực chính trị để điều khiển hệ thống toà án, các luật sư, và các cơ quan hành pháp một cách có hệ thống để tước bỏ mọi quyền tự do căn bản của các học viên Pháp Luân Công (như quyền được xét xử công bằng, quyền được thuê mướn luật sư bảo vệ, vv…). Những nổ lực này bao gồm cả việc điều khiển trực tiếp các quan toà rằng phải xử các học viên Pháp Luân Công như thế nào, và leo thang tấn công quấy rối các luật sư Trung quốc những ai cố gắng bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công.

· Phòng 610 can thiệp vào tiến trình xét xử: “Phòng 610 đã can thiệp vào các trường hợp xét xử học viên Pháp Luân Công. Vào tháng 11 năm 2008, những luật sư biện hộ cho hai học viên tại phiên tòa tại toà án nhân dân Huyện Jiguan, thành phố Jixi, tỉnh Hắc long giang, thách thức tính cách độc lập của toà án khi quan toà đã buộc phải gặp nhân viên Phòng 610 trong các giờ nghỉ giữa phiên tòa. Vào tháng 2 năm 2009, toà án nhân dân huyện Xi’an, tỉnh Jilin, được báo cáo rằng khi chuẩn bị xử các vụ việc có liên quan đến Pháp Luân Công…, toà án phải “đệ đơn” lên Phòng 610 thành phố trước, và chỉ khi nào nhận giấy trả lời từ Phòng 610 thì toà án mới được phép xử án”. (trang 126)

· Các hình thức cản trở pháp lý:  “Trong năm qua, những phiên tòa xét xử học viên Pháp Luân Công tiếp tục thể hiện sự bất thường, vô nguyên tắc và phạm luật, trong khi các sở tư pháp tiến hành tước bỏ quyền cơ bản của con người là quyền được bảo vệ bởi pháp luật. Vào tháng 10 năm 2008, toà án nhân dân huyện Wuhou, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, kết tội 11 học viên Pháp Luân Công từ 3 đến 7 năm tù. Toà án đã ngăn cản thân nhân gia đình họ tham gia phiên xử và cấm các luật sư biện hộ của họ lên tiếng. Hơn 15 luật sư kết hợp với nhau chống án, nhưng toà án cố tình ngăn cản họ tiếp xúc với các hồ sơ vụ án. Sở tư pháp thị xã Harbin ra một chỉ thị vào tháng 10 đòi các luật sư biện hộ cho học viên Pháp Luân Công phải báo cáo và nhận giấy “hướng dẫn” trước khi xử án từ Hội luật sư bị chính quyền kiểm soát”. (trang 126)

· Đánh đập và Bắt giam Luật sư biện hộ: “Trong năm qua, những nhân viên an ninh tại vùng Tây Nam Trung Quốc đã tấn công các luật sư cố gắng biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công đang bị hệ thống tòa án Trung quốc buộc tội… Vào năm 2009, chính quyền tại Đông Bắc Trung Quốc đã bắt giam ít nhất 4 luật sư vì “tội” biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công… Vào ngày 13 tháng 5 năm 2009, có hơn 20 công an từ Sở an ninh công cộng huyện Jiangjin thuộc thị xã Chongqing đã tấn công luật sư Li Chunfu và Zhang Kai tại nhà của Jiang Xiqing, một học viên Pháp Luân Công bị giết chết trong lúc đang bị giam cầm mà họ đang điều tra. Công an bắt Li và Zhang đến đồn công an và treo họ bên trong những chiếc cũi sắt, tra khảo và đánh đập họ. Công an bảo họ nhiều lần “Chúng mày tuyệt đối không được bào chữa cho Pháp Luân Công; đây là tình trạng tại Trung Quốc”.  (trang 124)

· Sự tra tấn và sự mất tích của luật sư Cao Trí Thịnh: “Sự đối xử một cách tàn bạo và thô bỉ của Chính quyền Trung Quốc đối với các luật sư biện hộ cho Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất là đối với trường hợp của Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, anh bị bắt từ quê nhà bởi các nhân viên an ninh công cộng vào ngày 4 tháng 2 năm 2009. Khi các nhân viên an ninh bắt cóc anh Cao vào hồi tháng 9 năm 2007, anh Cao đã bị tra tấn tại một địa điểm bí mật ở ngoại thành Bắc Kinh trong hơn 50 ngày. Bài tường thuật của anh Cao về vụ bắt cóc đã miêu tả anh đã bị đánh bằng dùi cui điện khắp toàn thân, bao gồm cả bộ phận sinh dục, và đã chịu cả những hình thức tra tấn khác như thế nào. Anh Cao đã kể lại chi tiết về những tên tra tấn anh đã xác nhận việc các học viên Pháp Luân Công thật sự bị tra tấn đúng như anh Cao đã tố cáo trước đây: “Mày nói không sai vì chúng tao thật sự tra tấn những đứa theo Pháp Luân Công. Đúng thế, chúng tao tra tấn đấy. Bữa ăn 12 món mà chúng tao đang cho mày ăn, thì rất hoàn hảo đối với những đứa đi theo Pháp Luân Công”. Anh Cao còn bị cảnh cáo rằng anh sẽ bị giết nếu anh nói với bất kỳ ai về việc bị bắt cóc và tra tấn. Không ai gặp lại anh kể từ hồi tháng 2 năm 2009”. (trang 125)

· Bị hành hung và bị tước bằng luật sư: “Trong nhiều trường hợp khi chính quyền không đánh đập hay giam giữ những luật sư biện hộ cho học viên Pháp Luân Công, thì nhân viên chính quyền thường hăm dọa và quấy nhiễu họ…  Vào đầu tháng 9 năm 2009, có ít nhất 21 luật sư nhân quyền đã không vượt qua được cuộc “đánh giá và ghi danh hằng năm” [thật ra là tước quyền luật sư của họ]. Các luật sư nhân quyền và các cơ quan NGO (phi chính phủ) tin rằng chính quyền Trung quốc đã ngược đãi các luật sư trong những trường hợp chính quyền cho rằng là nhạy cảm hoặc dễ gây tranh cãi, như đối với những trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công…  Vào cuối tháng 3 năm 2009, Jiang Tianyong và Tang Jitian – hai luật sư nhân quyền mà giấy chứng nhận hành nghề đã không được thay mới lúc hết hạn vào ngày 31 tháng 5 năm 2009 – đã bị ngăn cản không cho gặp thân chủ của họ hiện đang bị giam cầm là Ge Hefei, một học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Hồ Bắc”. (trang 104)

Dịch từ: http://www.faluninfo.net/article/918/?cid=84

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 03-11-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan