Thỉnh nguyện: Hàng triệu chữ ký 2008

Bản in Bản in

Liên minh điều tra bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Mở cuộc vận động thu thập “hàng triệu chữ ký phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công”
và chuẩn bị cho “Rước đuốc Nhân quyền tiến vào Trung Quốc”

10-1-2008

Hãy điền vào mẫu (form) phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công —cá nhân hoặc tập thể— và gửi cho chúng tôi. (Hướng dẫn điền mẫu ở cuối bài viết này)

Tiếp tục nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc, Liên minh điều tra bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc (CIPFG) khai mở cuộc vận động thu thập hàng triệu chữ ký toàn cầu phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Chữ ký sẽ được thu thập trước khi diễn ra Thế vận hội Olympics 2008 ở Bắc Kinh và sẽ được đệ trình lên Hội đồng Olympics Quốc tế (IOC), Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số quốc hội, chính phủ các nước.

Thỉnh nguyện toàn cầu này là yêu cầu chế độ Trung Quốc cộng sản chấm dứt ngay đàn áp Pháp Luân Công, thả một cách vô điều kiện tất cả học viên Pháp Luân Công đang bị giam cầm, và chấm dứt đàn áp những ai ủng hộ Pháp Luân Công, như luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), người đang bị ĐCSTQ giam cầm bất hợp pháp.

Từ khi thành lập 2006 đến nay, CIPFG vẫn liên tục vạch trần trước cộng đồng quốc tế những hành động vi phạm nhân quyền của Chế độ cộng sản Trung Quốc, như vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Nhân quyền. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đàn áp tràn lan và tước bỏ nhân quyền của người dân Trung Quốc, bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng. Mặc dù ĐCSTQ hứa hẹn sẽ cải thiện vấn đề nhân quyền để được đăng cai Thế vận hội 2008, nhưng thực tiễn chỉ rõ rằng tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc đang ngày càng u ám hơn.

Tám năm qua, ĐCSTQ đã phạm hàng loạt tội ác ghê rợn trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở khắp Trung Quốc: bắt bớ vô tội vạ, cưỡng bức vào trại lao động, tra tấn, ám sát, mổ cướp tạng sống của học viên Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là thảm trạng đen tối nhất về nhân quyền ở Trung Quốc hôm nay.

Đáp ứng đòi hỏi của tình hình khẩn thiết đó từ Trung Quốc, cuộc Rước đuốc Nhân quyền (HRTR) sẽ vào Trung Quốc vào mùa Xuân 2008. Rước đuốc Nhân quyền sẽ trao chuyển ở Trung Quốc; như vậy sẽ có hai lộ trình Rước đuốc Nhân quyền được tiến hành đồng thời ở thế giới. Thông qua đó, người Hoa tham gia sẽ có thể lên tiếng kêu gọi ủng hộ từ thế giới.

CIPFG kêu gọi những con người hảo tâm trên thế giới hãy cùng chúng tôi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công hiện đang diễn ra ở Trung Quốc. Để có thông tin thêm, hãy đến website của chúng tôi: http://www.cipfg.org.


Bài tuyên bố ủng hộ CIPFG trong cuộc “Vận động hàng triệu chữ ký phản đối bức hại Pháp Luân Công”, của ông Szeto Wah, chủ tịch CIPFG tại Hồng Kông, phó chủ tịch CIPFG (toàn văn):

Khi đệ đơn đăng cai tổ chức Olympics 2008, Chế độ Trung Cộng đã hứa với thế giới rằng sẽ cải thiện tình hình nhân quyền ở Trung Quốc. Nhưng sau khi được đăng cai, chúng ta không hề thấy bất kể một tiến bộ nào về nhân quyền ở Trung Quốc. Chế độ Trung Cộng không đếm xỉa gì đến cam kết của mình trước thế giới. Trái lại, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc ngày càng thảm hại hơn. Trong những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, nổi cộm nhất chính là cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Đàn áp học viên Pháp Luân Công và đàn áp cả những ai có giữ tài liệu Pháp Luân Công. Hồng Kông nơi đây là liền kề với Trung Quốc, và chúng ta rất rõ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công này, chúng ta cũng thường xuyên cập nhân thông tin mới từ Trung Quốc. Cũng trong thời gian qua, sự hiện diện của các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, cũng là bằng chứng hiển nhiên cho chính quyền và nhân dân Hồng Kông rằng Pháp Luân Công là một môn tu tập an hoà, rằng học viên Pháp Luân Công sống hoà đồng như mọi công dân tuân thủ pháp luật khác, và sống có đức tin. Ngày nay, khai mở cuộc vận động thu thập chữ ký phản đối đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một việc làm rất có ý nghĩa. Ngoài ra, đó cũng là một dịp để nhân dân Hồng Kông nhắc nhở Chế độ Trung Cộng rằng hãy thực hiện lời hứa về nhân quyền của mình trước cộng đồng quốc tế trước ngày Olympics diễn ra ở Trung Quốc. Tại đây tôi thỉnh nguyện tất cả những ai ủng hộ nhân quyền hãy tham gia cuộc vận động này với chúng tôi.

Lai Ching-te, Chủ tịch CIPFG Á Châu (trích dẫn):

Tôi muốn kêu gọi những con người công bằng khắp nơi trên thế giới hãy chiến đấu chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc bạo chúa, chế độ đang gặt hái tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Một lực lượng chân chính và cao cả toàn cầu, một lực lượng công lý mạnh mẽ sẽ bắt chế độ Trung Cộng phải rụt lại bàn tay tội lỗi và chấm dứt cuộc đàn áp. Nếu một triệu người trong các bạn ký ủng hộ và đưa lên Hội đồng Olympíc Quốc tế, thì tôi tin rằng hành động đó sẽ gây tác dụng tốt đến nhân quyền ở Trung Quốc.

Edmund Bon Tai Soon, Phó chủ tịch CIPFG Malaysia (trích dẫn):

Vi phạm nhân quyền và các vấn đề nhân quyền khác là những vấn đề có phạm vi toàn cầu, và không một quốc gia nào trên thế giới thoát khỏi sự giám sát của thế giới. Ngoài vấn đề Pháp Luân Công, còn có một số hoạt động khác ở Malaysia liên quan đến vấn đề nhân quyền. Chúng ta không nên coi đó là những hoạt động mang tính cục bộ địa phương, mà nên coi đó là những vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy, điều quan trọng là nhân dân Malaysia, người dân ở các giai tầng xã hội, những ai ủng hộ nhân quyền, hãy tham gia ký ủng hộ chúng tôi ngõ hầu chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và hãy cho những người khác biết nữa. Tôi mong rằng cuộc vận động thu thập hàng triệu chữ ký sẽ thành công tốt đẹp.

Chiu Huang-chuan, Phó chủ tịch CIPFG Đài Loan (trích dẫn):

Từ tháng 7-1999 đến nay, chế độ Trung Cộng vẫn luôn liên tục đàn áp Pháp Luân Công, và tình hình ngày càng thê thảm hơn. Cuộc đàn áp là hoàn toàn phi nhân quyền, hoàn toàn trái với tinh thần Thế vận hội Olympics 2008, và trái với hứa hẹn của ĐCSTQ khi họ xin đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympics. Tôi tin rằng đây là việc làm không thể tha thứ được, không thể bỏ qua được. Tôi tin rằng chúng ta đều có quan ngại về tình hình đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc và thật sự cần phải có hành động nào đó. Một việc làm đơn giản, nhỏ mà có ý nghĩa là thế này: Hãy ký vào tờ yêu cầu chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Thật đơn giản nhưng ý nghĩa to lớn và có sức mạnh lớn. Sẽ làm chế độ Trung Cộng phải chùn tay và phải thay đổi. Thực tiễn chỉ ra rằng, rất nhiều quyền con người mà chúng ta được hưởng hôm nay, là kết quả của những đấu tranh do rất nhiều người góp sức, đóng góp của mỗi người có thể chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé. Một cuộc vận động chữ ký sẽ không bao giờ hoài công, mà trái lại, sẽ đưa lại sức mạnh to lớn. Chúng ta nhất định phải bắt chế độ Trung Cộng chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công trước ngày điễn ra Thế vận hội Olympics 2008.

Ando Kan, Phó chủ tịch CIPFG Nhật Bản (trích dẫn):

Như tất cả chúng ta đều biết, ĐCSTQ đã tung ra cuộc đàn áp vô tiền khoán hậu nhắm vào Pháp Luân Công. Nhất là những bằng chứng liên tiếp đang vạch trần tội ác mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công đang lần lượt phơi bày. CIPFG đã khai mở lộ trình Rước Đuốc Nhân Quyền qua đó để thế giới thấy được sự thật và lên án chính quyền Trung Cộng. Bây giờ đây, đến lượt tiếng nói phản kháng từ khắp nơi trên thế giới sẽ thể hiện qua những chữ ký thu được ở cuộc vận động lấy hàng triệu chữ ký phản đối đàn áp Pháp Luân Công này. Cuộc vận động này là toàn cầu, bắt đầu từ đầu năm nay. Chúng ta sẽ thu thập nhiều chữ ký ở Nhật Bản.

Zheng Qiuchen, Phó chủ tịch CIPFG Hàn Quốc (trích dẫn):

Trung Quốc không chỉ là một trong những láng giềng gần nhất với chúng ta, mà còn là một quốc gia có nhiều ảnh hưởng đến một phần đất nước chúng ta: Bắc Triều Tiên. Hơn nữa Trung Quốc đang triển khai những chính sách về mổ tạng sống, vi phạm trắng trợn nhân quyền. Là quốc gia láng giềng, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ, vì đây là hành động đi ngược lại xu thế toàn cầu hoá. Những gì xảy ra ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Bắc Triều Tiên và sẽ ảnh hưởng đến người dân Nam Triều Tiên. Chúng ta cần lưu tâm hơn nữa đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Trung Quốc và Nam Triều Tiên nên phải là láng giềng hữu hảo. Vì vậy, cuộc thu thập chữ ký này rất có ý nghĩa. Tôi mong rằng thông qua cuộc vận động này, Trung Quốc sẽ hiểu ra và biết cách sống sao cho biết điều giữa một thế giới gồm những nước văn minh và tự do dân chủ như đất nước chúng ta.


Mục đích cuộc vận động

Để toàn thế giới nhận thức và cùng nhau cất lên tiếng nói mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc ngay lập tức.

Cơ sở cuộc vận động

Chế độ cộng sản Trung Quốc đã đàn áp Pháp Luân Công tám năm nay.

Ây vậy mà nhiều chính phủ của các quốc gia tự do dân chủ vẫn im lặng hoặc không có hành động thiết thực khi chứng kiến cuộc đàn áp dã man này.

Nhiều chính phủ, nhiều nhân vật hoạt động nổi tiếng xã hội, nhiều tổ chức thế giới đã biết rõ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng dường như họ còn đang đợi ai đó dũng cảm bước ra đầu tiên và có hành động.

Cũng có nhiều cá nhân và tổ chức vẫn luôn ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và học viên Pháp Luân Công trong suốt thời gian dài vừa qua, nhưng nhiều người trong họ không hình dung được rõ là trên thế giới có bao nhiêu người ủng hộ Pháp Luân Công và bao nhiêu người có ý chí muốn cuộc đàn áp phải lập tức chấm dứt.

Căn cứ tinh thần hoạt động theo cơ chế tự do dân chủ và nhận thức về ý kiến cộng đồng, chúng tôi muốn rằng nhiều chính phủ hơn nữa, nhiều nghị viện hơn nữa, nhiều hãng thông tấn hơn nữa hiểu rõ rằng phản đối đàn áp Pháp Luân Công là mong mỏi và là ước nguyện của đông đảo cộng đồng nhân dân thế giới, và đó là ý kiến của một cộng đồng lớn mà không thể bỏ qua. Từ đó chúng tôi thấy rằng mở cuộc vận động thu thập chữ ký phản đối đàn áp Pháp Luân Công cũng để chỉ rõ cho các tổ chức quốc tế, gồm cả Hội đồng Olympics Quốc tế, Liên Hiệp Quốc, rằng ngay trước thềm Olympics 2008 thì cộng đồng dân chúng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Cộng như thế nào.

Tại thời khắc lịch sử này, chúng tôi muốn nhân dịp Thế vận hội sắp diễn ra, và muốn kết hợp với đà thu thập ý kiến phản đối cuộc đàn áp từ khắp các nước trên thế giới. Chúng tôi muốn những ý kiến của dân chúng hoà đồng làm một, ngõ hầu chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức.

Chúng tôi dự kiến rằng trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008 sẽ đệ trình những chữ ký thu thập được tới nhiều chính phủ các nước, quốc hội, Hội đồng Olympics Quốc tế và hội đồng Olympics của các nước, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền, v.v. Chúng tôi tin rằng khi tất cả cùng lên tiếng, thì tiếng nói tự do dân chủ sẽ khiến ĐCSTQ phải chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.


Mẫu (form) phản đối đàn áp Pháp Luân Công bằng tiếng Việt cá nhân, và tập thể

Bạn hãy download mẫu đơn đó, ký vào và gửi đến địa chỉ

P. O. Box 55-1698, Taipei, Taiwan, R.O. C.

Lưu ý

  1. Mỗi ngươi cần phải tự mình ký, không được ký thay. Người có thẩm quyền có thể thay mặt một tổ chức, một cơ quan đoàn thể để ký thể hiện tiếng nói của tổ chức, cơ quan đoàn thể đó.
  2. Tên, địa chỉ, quốc gia cần phải ghi rõ
  3. Trường hợp người ký đang sống Trung Quốc (hoặc quốc gia cộng sản hoặc quốc gia bị mất tự do ngôn luận) thì có thể dùng biệt danh, và địa chỉ chỉ cần ghi tên thành phố và quốc gia là đủ.
  4. Hạn nhận cuối cùng: 20-7-2008.
  5. Mẫu form này với các thứ tiếng khác có thể tìm thấy ở trang web của CIPFG: http://cipfg.org/en/news/731.html

Nguyên bản: http://cipfg.org/en/news/731.html

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 21-05-2008, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan