Thông cáo báo chí: Về sự việc bắt giữ bất hợp Pháp một số học viên Pháp Luân Công tại Pháp vào dịp chính phủ Trung Quốc đến thăm

Bản in Bản in

Học viên Pháp Luân Công và NGO đệ đơn kiện và mở điều tra

(9-2-2004 13:45)

   

Hôm qua (8-2-2004), các học viên Pháp Luân Công tại châu Âu đã đến Paris để bày tỏ với công chúng về sự kiện bắt giữ bất hợp pháp. Nhiều người dân đi qua đã dừng chân để ký vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu nhà chức trách tại Pháp có lời xin lỗi về hành động của mình.

NEW YORK (FDI) — Ngày 24 và 26 tháng Giêng, 2004, vào ngay lúc diễn ra một số hoạt động văn hoá tại Paris do Trung Quốc tài trợ, và cũng là lúc ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jingtao) đến thăm thủ đô nước Pháp, đã có trên 70 học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát Pháp bắt giữ trong khi họ đang đứng hoặc đi bộ ở khu vực Champ Elysées.

Trong một công bố sơ bộ được đưa ra bởi liên kết giữa Hội Pháp Luân Đại Pháp và một tổ chức NGO có trụ sở chính tại Boston đang điều tra về việc này, đã công bố rằng vụ bắt bớ trên là do các quan chức Trung Quốc đã mua chuộc một vài cá nhân trong chính phủ Pháp (bằng hối lộ tài chính) để ra chỉ lệnh yêu cầu cảnh sát hành động như vậy.

Có một số sự thật liên quan đến vụ việc này, theo chỗ chúng tôi biết:

  1. Cảnh sát Pháp nói rằng họ bắt người vì người đó quấn khăn quàng màu vàng (màu sắc mà các quan chức Trung Quốc cho rằng liên quan đến Pháp Luân Công) hoặc trên trang phục có chữ “Pháp Luân Đại Pháp”.
  2. Đã có ít nhất một trường hợp chứng kiến rằng có quan chức Trung Quốc trực tiếp chỉ thị cảnh sát Pháp bắt giữ học viên Pháp Luân Công trên đường phố Paris.
  3. Tất cả những người bị bắt đều không bị phạt một cách chính thức, cũng không có bất kể giấy tờ nào [của cảnh sát] liên quan đến việc bắt người. Họ chỉ bị tạm giữ cho đến khi hoạt động trong ngày do chính phủ Trung Quốc góp phần tham gia đã đến giờ kết thúc, lúc đó họ đều được thả vô điều kiện.
  4. Trong nhiều trường hợp, cảnh sát Pháp từ chối nói tên của mình và số hiệu cảnh sát.

Sự kiện tại Paris rập khuôn theo những hành vi mà các quan chức Trung Quốc đã và đang làm mấy năm qua tại hải ngoại, tại các quốc gia tự do và dân chủ, với mục đích bành trướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ra ngoài Trung Quốc.

Tháng Sáu 2002, do hành động dựa trên thông tin sai và sổ đen do đặc vụ Trung Quốc cung cấp, chính phủ Iceland (Băng Đảo) đã bắt giữ một số người được coi là học viên Pháp Luân Công đúng vào dịp Giang Trạch Dân (lúc đó là một quan chức lãnh đạo Trung Quốc) đến Iceland. Những người đó đã bị giữ trong một trại giam (một trường học được dùng tạm như trại giam) trong khi người dân Iceland biểu tình trên đường phố phản đối hành động [phi nhân quyền] của chính phủ.

Trong chuyến công du sang Đức của Giang Trạch Dân vào tháng Tư 2002, các học viên Pháp Luân Công bị quấy nhiễu, hành hung, và bị trục xuất bất hợp pháp khỏi khách sạn mà họ đang ở bởi các đặc vụ Trung Quốc và Đức. Sau đó quan chức chính quyền sở tại của Đức đã công bố thư xin lỗi Pháp Luân Công trước công chúng.

Hàng loạt những sự kiện tương tự đã xảy ra tại các nơi khác nhau trên thế giới trong gần 5 năm qua do những cố gắng của quan chức Trung Quốc ngõ hầu dập tắt tiếng nói và hoạt động nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công ngay tại quốc gia nơi họ đang sống.

Tại sao các quan chức Trung Quốc dồn nhiều cố gắng và viện đến áp lực mạnh mẽ đến vậy để dẹp bỏ tất cả những gì mà họ cho là “dấu hiệu” của Pháp Luân Công trong dịp quan chức cao cấp đi công du nước ngoài? Từ tháng Bảy 1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với tham vọng xoá sổ môn tập có nguồn gốc truyền thống Trung Hoa này, bằng thủ đoạn giam ngục, tẩy não, tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Rất nhiều chuyên gia luật pháp đều xếp chiến dịch đàn áp của Giang Trạch Dân vào loại “tội diệt chủng” (genocide). Các vụ kiện đã được đưa ra trên hàng chục quốc gia, kiện Giang Trạch Dân cùng bè đảng của hắn về tội diệt chủng, tội tra tấn và tội tổn hại nhân loại.

Tuy nhiên, một phần lớn trong xã hội Trung Quốc hôm nay, bao gồm nhiều quan chức Trung Quốc khác, đã bị bàn tay của Giang Trạch Dân che dấu sự thật. Họ không biết được sự thật về tình hình Pháp Luân Công. Hoàn cảnh lừa dối ấy được thiết lập thông qua việc điều khiển các kênh thông tin do chính phủ Trung Quốc quản lý đồng thời phong toả các nguồn thông tin trung lập từ nước ngoài.

Tuy nhiên, nếu các quan chức và chính phủ Trung Quốc có công vụ ra nước ngoài, thì đã có hàng loạt thủ đoạn để tránh không cho họ thấy được thực trạng về Pháp Luân Công (ví dụ: ở nước ngoài Pháp Luân Công là tự do tập luyện), như vậy họ vẫn bị che dấu sự thật.

Sự kiện bắt giữ các học viên Pháp Luân Công tại Paris, chính là tiếp tay cho kẻ độc tài áp bức có thể tiếp tục duy trì việc che dấu sự thật về Pháp Luân Công, đồng thời đó cũng là vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công.

Đáng ngại thay, các kênh truyền thông tại Pháp phần đông đã làm ngơ hơn một tuần qua trước sự kiện quan trọng này.

Chúng ta vẫn biết rằng Pháp là một xã hội tự do dân chủ, và có uy tín trong cộng đồng quốc tế về quyền tự do và nhân quyền. Chúng ta cũng vẫn biết rằng Pháp Luân Công là tổ chức được đăng ký hợp pháp tại Pháp, và từ trước đến nay chính phủ Pháp chưa hề có thái độ nặng nề gì với Pháp Luân Công. Nhưng, hành động của một vài cá nhân, những người đã ra chỉ lệnh bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ngay tại Pháp, trên thực tế đã vào hùa một cách xấu xa với những kẻ vi phạm nhân quyền hàng đầu thế giới.

Trong khi các học viên Pháp Luân Công đang mở điều tra và đã tuyên bố đang chuẩn bị hồ sơ kiện về vụ việc, chúng tôi khuyến nghị rằng những quan chức có thẩm quyền của chính phủ Pháp cũng nên tự mở điều tra về vụ việc này, bởi vì sự kiện này đụng chạm đến uy tín của chính phủ Pháp và chính những tự do mà chính phủ Pháp bảo đảm. Điều tra về việc này, không chỉ là vì Pháp Luân Công, mà là vì tự do và quyền căn bản của con người, những gì cần được trân trọng và giữ gìn, ít nhất là trên lãnh thổ Pháp, cho công dân Pháp, cho người di trú, và cho những khách từ nước ngoài.

# # #

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8345

Dịch và đăng ngày 12-2-2004; hiệu chỉnh ngày 15-2-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Chủ đề: Bài có ảnh,Tuyên cáo
Đăng ngày: 12-02-2004, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan