10.000 người cùng các lãnh đạo chính quyền Đài Loan đã mít-tinh ủng hộ cho vụ kiện
21-11-2003 12:18
Đài Bắc (FDI) — Bảy học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan đã đệ đơn kiện lên Toà án tối cao Đài Loan, kiện cựu chủ tịch Giang Trạch Dân với tội diệt chủng (genocide)
|
Hai vị lãnh đạo cấp cao trong đảng cộng sản Trung Quốc là Li Lanqing (Lý Lan Thanh) và Luo Gan (La Cán) cũng có tên trong đơn kiện vốn được đệ trình vào thứ Hai 17-11-2003. Hai ngày trước đó đã có 10.000 người — học viên Pháp Luân Công, quan chức chính phủ cũng như các cá nhân tổ chức khác — đã tổ chức một cuộc mít-tinh lớn ở ngay trước văn phòng tổng thống để ủng hộ cho vụ kiện này.
Trong lời công bố của các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan có đoạn: “Đây là vụ kiện tội phạm đầu tiên mà những công dân Đài Loan đệ đơn kiện quan chức Trung Quốc, và cũng là vụ đầu tiên cộng đồng người Hoa buộc tội Giang Trạch Dân”.
Lần đầu luật về “tội diệt chủng” được áp dụng tại Đài Loan
Vụ kiện này cũng là lần đầu tại Đài Loan có dẫn đến luật Đài Loan về vấn đề phòng chống và trừng phạt đối với tội diệt chủng. Luật này được thông qua năm 1953, và là phiên bản của quốc gia Đài Loan xuất phát từ Hiệp định Phòng chống và Trừng phạt đối với tội diệt chủng do Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948.
Cũng trong công bố trên, có đoạn: “Sự đàn áp của bè đảng họ Giang đối với những ai theo Pháp Luân Công xảy ra tại Trung Quốc là khớp theo nhìn nhận về tội diệt chủng được vạch ra trong Hiệp định về Phòng chống và Trừng phạt đối với tội diệt chủng của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948”.
Theo hiệp định trên của Liên Hiệp Quốc, tội diệt chủng được định nghĩa là “phạm phải những hành vi với mục đích tiêu diệt, một phần hoặc toàn thể, một quốc gia, một dân tộc, một chủng tộc, hay một tôn giáo”, ví dụ như giết hại các thành viên hoặc gây tổn thương diện rộng với mục đích tiêu trừ nhóm người đó (tham chiếu: http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/p_genoci.htm).
Bà luật sư Chu Wan-chi phát biểu: “Theo thông lệ quốc tế, thì những tội lớn vi phạm các điều luật về tội phạm quốc tế, ví dụ tội diệt chủng, đều được phán xét trên hoàn cầu; nghĩa là, bất kể ai cũng có thể đệ đơn kiện tội đồ dẫu họ có ở quốc gia nào đi nữa”.
Các luật sư hàng đầu về nhân quyền đang đệ hàng loạt những đơn kiện khắp nơi trên thế giới
Các đơn kiện về các quan chức đương nhiệm cũng như tiền nhiệm tại Trung Quốc hoặc có liên quan chặt chẽ đến chính quyền Trung Quốc hiện đang xuất hiện trên mười mấy quốc gia, trong đó bao gồm các tội danh như: tra tấn, ngược đãi, và diệt chủng.
Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người đã khởi phát và thúc đẩy chiến dịch chống Pháp Luân Công từ năm 1999, cũng đang bị khởi tố tại Hoa Kỳ, Úc, Bỉ, và Tây Ban Nha. Cựu phó thủ tướng Li Lanqing, một trong những người được coi là dính líu trực tiếp vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cũng bị khởi tố tại Pháp vào tháng Chạp vừa rồi. Luo Gan, người cầm đầu cơ quan đầy tai tiếng với biệt danh “phòng 610” cũng “đoạt giải” quan chức Trung Quốc bị khởi kiện nhiều nhất trong chuyến công du bốn nước Băng Đảo (Iceland), Phần Lan (Finland), Moldova và Armenia trong tháng Chín vừa qua.
Rất nhiều luật sư tên tuổi về nhân quyền trên thế giới đã nhận hồ sơ kiện liên quan đến Pháp Luân Công; trong đó có ông William Bourdon (người đã đưa tên độc tài Pinochet ra xét xử) và ông Beauthier. Ông Beauthier cũng rất nổi tiếng là người đã đầu tiên thưa kiện thành công trong khuôn khổ luật pháp của Bỉ khi kiện hai cá nhân vì vai trò của họ trong vụ diệt chủng Rwandan năm 1994.
Giám đốc điều hành của tổ chức Thế Giới Chống Tra Tấn tại Hoa Kỳ, ông Morton Sklar, một trong những luật sư tiên phong về nhân quyền tại Iceland, ông Ragnar Adalsteinsson và ông Geoffrey Robertson tại Úc–một người đi đầu trên thế giới về nhân quyền và quyền công dân, và cũng là luật sư trưởng tiểu ban chống tội phạm chiến tranh ở Liên Hiệp Quốc–đều đang thay mặt các học viên Pháp Luân Công trong những vụ kiện liên quan đến tội diệt chủng.
Bên nguyên mong muốn chấm dứt đàn áp tại Trung Quốc
Trong bảy người thuộc bên nguyên (bên đứng kiện) tại vụ kiện ở Đài Loan, có ông Lin Hsia-kai đã từng bị bắt giam tại Thượng Hải trong 20 ngày, khi ông thăm viếng Trung Quốc vào tháng trước. Một người khác thuộc bên nguyên, bà Chan Pei-chun cũng nói rằng đã từng bị giam cầm và chịu ngược đãi khi bà sang thăm Trung Quốc vào dịp tết nguyên đán vừa qua.
Bà Chen nói, “Nếu chúng ta không lên tiếng tại một quốc gia tự do như Đài Loan nơi đây, thì các học viên tại Trung Quốc sẽ khó có cơ hội nói lên tiếng nói của mình”.
Trong khi bà Chen và ông Lin đã được tự do, thì bốn người vợ của những học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan vẫn đang bị giam cầm tại Trung Quốc. Các học viên Đài Loan khác cũng có báo cáo về việc từng bị bắt, bị đánh, bị thẩm vấn bằng bạo lực khi họ sang Trung Quốc để thăm viếng thân nhân hoặc để kinh doanh.
Hàng chục những người khác đã bị chính quyền Trung Quốc đưa vào sổ đen—một danh sách được đưa cho chính quyền Hồng Kông cũng như một số quốc gia khác với mục đích xác nhận xem ai là học viên Pháp Luân Công để xiết chặt việc đi lại của họ trên thế giới. Ví dụ, năm 2002, các học viên Pháp Luân Công nào có tên trong sổ đen đã bị chặn lại ngay từ các sân bay tại Bắc Mỹ và nhiều nước tại châu Âu khi họ định lên máy bay sang Iceland nhằm lúc Giang Trạch Dân có kế hoặch sang đó vào ngày hôm sau. Hãng hàng không chính của Iceland là IcelandAir, đã nhận được chỉ thị của quan chức Iceland rằng phải chặn các học viên Pháp Luân Công không cho đến Iceland vì họ có thể biểu tình ôn hoà trong chuyến công du của Giang Trạch Dân.
Các quan chức Iceland trong khi chịu áp lực từ những mấy quan chức Trung Quốc trong thời gian thăm viếng đã có hành động như thế, và điều ấy đã bị các quan chức châu Âu phản đối.
“Người Hoa có câu nói rằng,” ông Chang Ching-his, phát ngôn viên của Liên đoàn Pháp Luân Công tại Đài Loan phát biểu, “‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’. Nghiệp quả thiện ác đều có lúc của nó. Bây giờ giá trị nhân quyền đều được tôn trọng rộng rãi, và luật pháp cũng có vai trò tích cực trong công tác trừng phạt cái ác, bảo vệ cái thiện và duy trì công lý trên thế giới.”
Các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan tuyên bố rằng đưa những tội nhân kia ra trước công lý là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm sớm chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công phổ biến tại Đài Loan
Trong hơn bốn năm qua, khi tại Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, thì Pháp Luân Công trở nên rất phổ biến tại Đài Loan, nơi có trên 300.000 nghìn người theo học. Tổng thống Đài Loan, phó tổng thống, và thị trưởng của thủ đô Đài Bắc đều đã đưa ra những công bố ủng hộ Pháp Luân Công trong những dịp có hoạt động lớn vào mấy năm vừa qua, họ khen ngợi Pháp Luân Công vì lợi ích về sức khoẻ và tinh thần do môn này đưa lại.
Thứ Bảy, ngày 15-11-2003, ước tính khoảng 10.000 người, bao gồm các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ, đã mở một cuộc họp báo và mít-tinh trọng thể để ủng hộ cho vụ thưa kiện đưa Giang Trạch Dân ra tòa án quốc tế.
Trong buổi hội thảo, các học viên đã căng lên một tấm vải lớn trên đó có chữ ký của khoảng 100.000 người ủng hộ vụ thưa kiện này.
Những người phát biểu hôm đó, có cả đại diện của các đảng phái tại Đài Loan, có ông Lin Cho-Shui, thành viên Hội đồng Lập pháp của đảng Cộng hoà và ông Sun Guo-Hua, thành viên của Hội đồng Lập pháp của đảng Dân tộc.
Ông Liao Ben-Yan, lãnh đạo Hội đồng Lập pháp Đài Loan, ông Wei Qian-Feng, chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền tại Đài Loan, và ông Wu Huilin, Giám đốc Liên đoàn Nhân quyền tại Đài Loan cũng tham dự.
# # #
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8075.
Dịch và đăng ngày 26-11-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
Chủ đề: Bài có ảnh,Tin tứcĐăng ngày: 26-11-2003, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.