Ba người tỵ nạn đang phải ẩn trốn vì sợ hãi Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia

Bản in Bản in

Chính quyền Trung-Quốc đe dọa một Phật tử Tây Tạng và hai người Công giáo vì họ giúp đỡ người tỵ nạn Pháp Luân Công (PLC)

Phnom Penh, Cao Miên (FDI). Ba công dân Trung Hoa có thẻ tỵ nạn LHQ phải lâm cảnh màn trời chiếu đất, đang trốn tránh lo sợ Tòa Đại Sứ Trung Quốc (TQ) bắt cóc hay ám sát.

“Những việc như thế này đã xảy ra nhiều lần”, Ông Kan Lykuy, 35 tuổi, nói. “Chính quyền Trung Quốc thật là lộng hành. Chúng tôi phải ẩn trốn từ chỗ này tới chỗ kia, không một đồng xu dính túi; thật không còn cơ may nào để sống.”

Tuần lễ qua, cô Jiang, ông Gao và ông Kao nhận điện thọai cuả kẻ đe dọa và đã báo cáo bị mật thám theo dõi. Họ bị truy nã không những bởi vì tín ngưỡng vào tôn giáo của họ không được Trung Quốc công nhận, mà còn là vì họ đã ủng hộ các học viên Pháp Luân Công (PLC), một môn tu luyện hiện đang bị Trung Quốc đàn áp một cách tàn nhẫn.

Ba người tu nói trên vốn không biết nhau, nhưng họ bảo rằng Tòa Đại Sứ Trung Quốc đã khiến họ nhóm lại vì nghi ngờ là họ đã giúp tố giác việc Toà Đại Sứ Trung Quốc đàn áp PLC ở Cao Miên.

Ông Gao nói rằng một kẻ mà ông biết là người của chính quyền Trung Quốc đã đe dọa giết ông. Ông bảo người này gọi giây nói đe dọa: “Mày giúp Pháp Luân Công, phải liệu mà giữ cái mạng sống của mày”.

Chị Jiang cũng nhân điện thoại đe dọa, bảo: “Ban đêm, tôi không ngủ được”.

“Tôi chạy chỗ này chỗ kia, nhưng vài hôm lại bị bám sát”, Chị Jiang nói.

Ông Kao nói Sứ Quán Trung Quốc đã có lần tìm cách trục xuất Ông về Trung Hoa là nơỉ mà Ông chắc chắn sẽ bị giết.

Đại diện các cơ quan Nhân Quyền tại Cao Miên nói rằng ba người này đang lâm nguy. “Chính phủ Trung Quốc thường hay làm những việc như thế”, một nhân viên cơ quan nhân quyền nói.

Vào ngày 2/08/2002 Sứ Quán Trung Quốc bắt cóc 2 học viên PLC cư ngụ tại Phnom Penh. Ô. Li Guojun và Cô. Zhang Xinyi trốn thoát khỏi Trung Quốc sau khi nguyên chủ tịch Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp PLC, năm 1999. Họ đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ cấp chứng chỉ công nhận là “cá nhân đáng quan tâm”. Theo nguồn tin báo chí, nhân viên Sứ Quán đã tìm thấy họ và với sự giúp đở của cảnh sát Cao Miên, đã bắt cóc họ. Ngày 9 tháng 8 họ bị trả về Trung Quốc, rồi đưa vào trại cưởng bách lao động. Kể từ đấy không ai nghe thấy tin tức gì về họ.

Hai người tu bị bắt cóc là bạn thân của Cô Jiang, người gốc Trung Hoa, quê quán tỉnh Liaoning. Cô Jiang tu theo Phật giáo Tây tạng là môn tu mà Trung Quốc chỉ cho phép tu luyện tại Tây Tạng mà thôi.

Anh cô, Ông Jiang Linzhong, và vợ Ông ta cũng là đệ tử PLC.  Tiếp theo vụ bắt cóc 2 người đầu tiên, họ cũng bị Sứ Quán Trung Quốc theo dõi săn đuổi tương tự như vậy trong năm 2002. Việc họ bị săn đuổi đã được báo chí loan truyền, nhờ đó họ được Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn LHQ đua ra khỏi Cao Miên và cho nhập cảnh vào Âu Châu.

 Những người tỵ nạn còn lại, dầu vậy, vẫn thấy họ không được ai bảo vệ. “TQ giết người ở Cao Miên thật qúa dễ”, Ông Gao nói.

Ông Gao bảo rằng đã có nhiều người Trung Hoa ở Cao Miên bị ám sát mới đây. “Tôi nói với Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn LHQ rằng nếu họ không thể bảo vệ tôi được thì tôi phải bước vào Sứ Quán (TQ) mà xin đầu thú”.

“Tôi thà chết ở TQ hơn là chết ở đây mà không ai biết đến”.

 Ông Gao, 39 tuổi, là hội viên Nhà Thờ Công Giáo ngoài vòng pháp luật đã bị đàn áp ở TQ (chính quyền Trung Quốc tự lập hệ thống công giáo của mình, và đưa các hoạt động công giáo ngoài hệ thông đó ra ngoài pháp luật). Ông thoát được khỏi TQ sau khi Cha xứ của Ông và nhiều đạo hữu nhà thờ bị bắt và bị bức hại. Ông Gao bảo: “Khi Chính quyền TQ khởi sự đàn áp PLC, họ cũng săn đuổi các nhóm khác theo chiến dịch đánh mạnh’ của họ.”

“Họ cũng chụp mũ Công Giáo là tà giáo”, Ông Gao nói.

Ông Kan, Công Giáo, cũng bị đàn áp, nói rằng Chế độ TQ không sợ vi phạm luật lệ của LHQ. Ông tin rằng Ông không được an toàn ở Cao Miên vì Trung Hoa và Cao Mên rất thân nhau, và do đó TQ muốn làm gì thì làm tại xứ này.

Ông Kay đã một lần trốn ra nước ngoài mới đây, nhưng bị bắt ở biên giới Miên – Thái. Ông nói họ đưa Ông vào trại giam gần Phi Trường Pnom Penh rồi nhân viên Sứ Quán TQ đến lập hồ sơ và trục xuất Ông về Trung Hoa.

“Sau khi bị bắt, thì còn điều tra làm gì nữa”, Ông Kao nói. “Tới chừng ấy tôi đã ở trong Trung Quốc và đã bị thủ tiêu rồi”.

Ba người đang xin LHQ bảo vệ và xin vào nước khác an toàn hơn. Họ bảo họ không nề hà được đi chỗ nào, miễn là được an toàn, xa hẳn chỗ mà họ cảm thấy từng giây phút sự đe dọa bị bắt cóc và ám sát.

# # #

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8363.

Dịch ngày 20-2-2004; đăng ngày 21-2-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 21-02-2004, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan