Một mưu đồ đánh lạc hướng khỏi thông tin đích thực?
(14:30 ngày 31-12-2003)
NEW YORK (FDI) — Đêm qua Tân Hoa Xã (Xinhua) — cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc — đã đưa một báo cáo về một cá nhân bị kết án tử hình vì tội giết chết nhiều người với động cơ được Tân Hoa Xã mô tả là “thúc đẩy bởi … Pháp Luân Công”.
Đến sáng hôm nay, BBC, CBC và Reuters đã đăng lại tin đó, như thể Tân Hoa Xã là một nguồn đáng tin cậy về thông tin liên quan đến Pháp Luân Công.
Tuyên bố của Tân Hoa Xã trong sự kiện này là một bước tiếp theo trong hàng lô có tính rập khuôn những báo cáo vu khống — tuân theo chỉ lệnh của nguyên lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân — do các cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc khấy đảo trong hơn bốn năm qua với mục đích hợp pháp hoá cuộc đàn áp phi nghĩa đối với Pháp Luân Công, hoặc ít nhất cũng là để làm loãng những phê phán từ cộng đồng quốc tế.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế Amnesty International và Human Rights Watch đã từng gọi những tuyên bố đó của Tân Hoa Xã là “vô căn cứ”, là “hư giả”, và thuộc về một “chiến dịch tuyên truyền rầm rộ”; và chúng hoàn toàn trái ngược với hình ảnh Pháp Luân Công trong các cộng đồng người dân trên thế giới. Ví dụ, Quốc hội Hoa Kỳ, tại Nghị quyết 188 — nghị quyết được tán đồng tuyệt đối 420-0 — đã viết: “Pháp Luân Công là một hình thức bất bạo động, ôn hoà của đức tin và thực hành cá nhân, nay đã có hàng triệu người tham gia tại Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới…”
Vô ý gieo rắc lòng thù hận
Như chúng ta đều thấy, qua quyết định xử hai cựu giám đốc điều hành hãng truyền tin tại Rwandan về tội diệt chủng (genocide) do đã gieo rắc thù hận trong cộng đồng người dân Rwandan, thì cơ quan truyền tin đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn hướng quần chúng nhìn nhận ra sao, hoặc thậm chí hành động như thế nào trong một tình huống nhất định. Khi đưa ra báo cáo vốn chỉ là lặp lại những điều tuyên bố hoang đường vô căn cứ của chính quyền Trung Quốc, hãng BBC, CBC, và Reuters đã vô tình quảng bá chính cái chiến dịch tuyên truyền thù hận mà Giang Trạch Dân đang gieo rắc trong cộng đồng người Hoa hơn bốn năm nay với mục đích gây hận thù trong cộng đồng và lôi kéo người dân “ủng hộ” chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Chính chiến dịch tà độc này đã đẩy không biết bao nhiêu công dân Trung Quốc đến vị trí đồng loã với hành vi ngược đãi vô nhân đạo đối với ngay cả người dân nước mình.
Ngay trong sáng hôm nay, một số tờ báo Trung Quốc đã tham chiếu đến báo cáo của BBC làm dẫn chứng chống phá Pháp Luân Công. Điều đó, lại một lần nữa, đổ dầu vào ngọn lửa thù hận trong các cộng đồng người Hoa, đẩy nhiều người hơn nữa vào vị trí đồng tình với cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công — một cuộc đàn áp đang được nhiều luật sư hàng đầu trên thế giới xếp vào tội diệt chủng (genocide) và dẫn đến hơn mười vụ kiện trên thế giới nhắm vào Giang Trạch Dân cùng một số lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc.
Vấn đề này đáng để mọi người suy ngẫm: khi nào trách nhiệm về sự trung thực, công bình và có trách nhiệm của các cơ quan truyền tin được đặt cao hơn tính nhanh nhạy của các báo cáo liên quan đến cuộc sống và cái chết của nhiều sinh mạng? Người dân thế giới phải được đảm bảo rằng các hãng truyền tin trong hệ thống tự do ngôn luận tự do báo chí cũng có tinh thần trách nhiệm và hiểu được thế nào là sự công chính trong những ảnh hưởng do báo cáo của mình gây ra.
Một mưu đồ đánh lạc hướng khỏi thông tin đích thực?
Thời gian qua, những kẻ theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công vẫn thường viện đến các chiến dịch tuyên truyền chống phá Pháp Luân Công với một mưu đồ có tính toán: họ muốn công luận bị lạc hướng khỏi một sự thực là tại Trung Quốc hôm nay vẫn đang diễn ra tội ác ghê tởm là hành hạ và ngược đãi vô nhân đạo các học viên Pháp Luân Công.
Trong khuôn khổ sự kiện này, phải chăng họ đang đánh lạc hướng công chúng khỏi một sự kiện đích thực: Một học viên Pháp Luân Công, đang được tổ chức nhân quyền quốc tế Amnesty International xếp vào danh sách “cần có hành động khẩn cấp”, đã bị chết ngay sau ngày lễ Giáng Sinh, sau 21 tháng bị hành hạ và ngược đãi trong trại giam Trung Quốc. Ông Lưu Thành Quân (Liu Chengjun) đã bị kết án đến 19 năm tù giam vì đã quảng bá chương trình TV tại thành phố Trường Xuân (Changchun), một thành phố ở đông bắc Trung Quốc, để vạch trần tội ác bạo tàn đối với Pháp Luân Công và những thủ đoạn mà Giang Trạch Dân đã dùng để che dấu tội ác ấy.
Tuyên cáo báo chí, 31-12-2003
Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI), faluninfo.net, daiphapinfo.net
# # #
Ghi chú: Pháp Luân Công, cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu tập toạ thiền và một số động tác dựa trên nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ. Hiện nay đã có mặt trên 50 quốc gia. Pháp Luân Công có nguồn cội sâu xa gắn với lịch sử truyền thống của đân tộc Trung Hoa. Năm 1999 chính quyền Trung Quốc đã ước tính số học viên Pháp Luân Công khoảng 100 triệu người. Tháng 9-1999 Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, đã quyết định đưa Pháp Luân Công ra khỏi vòng pháp luật. Từ đó đến nay, bè đảng của Giang Trạch Dân một mặt vừa triển khai các chiến dịch tuyên truyền gây thù hận đối với Pháp Luân Công, một mặt vừa bắt bớ, giam cầm, tra tấn, và thậm chí giết hại các học viên Pháp Luân Công. Trung tâm thông tin Pháp Luân Công đã thống kê được trên 842 trường hợp tử vong kể từ khi bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Vào tháng 10-2001, một số quan chức chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ rằng con số bị đánh đập đến chết là hơn 1600 người. Các chuyên gia cho rằng con số thực sự vào thời điểm hiện nay đã cao hơn như thế rất nhiều. Hàng trăm nghìn người bị bắt giữ, hơn 100 nghìn người đã bị đày vào các trại cưỡng bức lao động, thông thường không hề qua xử án theo luật pháp.
# # #
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8215.
Dịch và đăng ngày 7-1-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
Chủ đề: Tuyên cáoĐăng ngày: 07-01-2004, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.