Ngày 17 Tháng 5, 2008
Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã xác nhận hơn 3000 cái chết của các học viên Pháp Luân Công là kết quả trực tiếp của chiến dịch đàn áp mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã khởi động từ năm 1999. Tuy nhiên, đáng sợ là con số thực tế những cái chết của các học viên Pháp Luân Công vì bị tra tấn, thiếu ăn, bị vắt kiệt sức, bị bỏ mặc trong tù và đặc biệt là bị mổ cắp các bộ phận trong cơ thể trong các bệnh viện đã lên tới nhiều chục ngàn.
Trong khi các chuyên gia pháp lý đang ngày càng xem cuộc đàn áp Pháp Luân Công như là “diệt chủng”, thì hình thức diệt chủng này đã diễn ra khác với các hình thức trước. Các học viên Pháp Luân Công không bị treo cổ công khai giống như các chủ đất của Trung Quốc khi Mao Trạch Đông chiếm được quyền lực, cũng không bị đưa lên các xe ba gác tới một đồng ruộng rộng rãi và bị bắn như ở Cămpuchia; đó không phải là những cái chết vì búa rìu như ở Rwanda và chắc chắn không bị đốt bằng khí ga như ở Auschwitz.
Nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công lại khớp với các định nghĩa về Quy Ước Diệt Chủng quy định những gì tạo thành tội diệt chủng: “Tạo ra tổn hại nghiêm trọng về thân thể hoặc tinh thần lên các thành viên của nhóm” và “cố tình tác động vào các điều kiện sống của nhóm nhằm mang tới phá hủy về mặt vật lý lên toàn bộ hay một phần của nhóm“.
Dọc theo các tổn hại về tinh thần, bị cưỡng bức thiếu thốn, và đàn áp kinh tế, cái chết của các học viên Pháp Luân Công chủ yếu theo 3 hình thức:
Hình thức đầu tiên là giết các học viên bằng cách đánh đập và rất nhiều hình thức tra tấn. Phần lớn việc tra tấn diễn ra trong các nhà tù, các trung tâm giam giữ tạm thời, và qua hệ thống trại lao động to lớn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đánh đập của cảnh sát dẫn tới chết vì bị thương cũng diễn ra bên trong nhà của các học viên và khi bắt giữ trên quảng trường Thiên An Môn, thường là bên trong các xe chuyên chở của cảnh sát.
Các biện pháp tra tấn làm chết người thông thường bao gồm sốc điện bằng dùi cui điện, treo người lên qua hai cổ tay hoặc mắt cá chân – cũng bao gồm lộn ngược trong nhiều giờ, đốt bằng gậy sắt nhiệt hoặc các vật khác và tiêm các thuốc phá hủy thần kinh (thư viện ảnh / xem thêm về tra tấn thể xác ).
Một phương pháp tra tấn đã gây ra xấp xỉ mười phần trăm những cái chết đã được biết là cưỡng bức ăn. Để phản đối lại việc tra tấn và giam giữ bất hợp pháp, các học viên Pháp Luân Công thường tuyệt thực. Đáp trả lại, cảnh sát và những người cùng phòng, được đào tạo hoặc không, đã cho những người tuyệt thực “ăn” bằng cách nhét một ống cao su vào mũi và đi xuống qua khí quản vào dạ dày. Khi chất lỏng được bơm vào – từ nước muối cho tới nước tiểu – đã đi trực tiếp vào phổi, dẫn tới cái chết rất đau đớn.
Để tránh trách nhiệm, các trại lao động và nhà tù thông thường thả các học viên gần chết và yêu cầu các thành viên trong gia đình họ tới đưa họ viề. Các bệnh viện thường xuyên từ chối nhận những người này trong điều kiện như vậy, và họ chết tại nhà sau một vài ngày hay vài tuần được thả.
Khi các học viên chết trong giam giữ, cảnh sát tuyên bố người ấy đã tự tử. Thực tế, những người sống sót đã chứng thực rằng những người tra tấn họ đã đe dọa họ rằng: “Nếu chúng tao tra tấn mày tới chết thì nó cũng chẳng tính là gì – chúng tao sẽ chỉ nói rằng đó là tự tử và sẽ không ai biết được”. Các nhân chứng cũng báo cáo về các thân thể có các dấu đen và xanh bị ném ủ rũ qua các cửa sổ cao để tạo ra trạng thái tự tử.
Các thành viên gia đình cũng hiếm khi được phép xem xác, xác thường bị thiêu hủy một cách vội vàng.
Hình thức giết người thứ hai là kết quả của sự vắt kiệt sức, thiếu ăn, và bỏ mặc trong các trại lao động. Các tù nhân chính trị ở Trung Quốc có thể bị kết án về mặt hành chính lên tới 3 năm giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức mà không cần xét xử.
Họ thường bị bắt phải làm việc tới 20 giờ một ngày dưới đe dọa bạo lực. Rất nhiều sản phẩm được họ làm ra, như là đồ chơi, đũa, hộp, đèn cây thông Nô en, và quần áo đã được xuất khẩu tới Mỹ, Úc, và Châu Âu. Các tù nhân không được trả công, trên thực tế họ phải làm người nô lệ.
Bên cạnh việc vắt kiệt sức vì lao động vật lý căng thẳng dưới áp lực sản xuất, những nô lệ này được ăn rất ít – thường chỉ là nước chấm và một ổ bánh mỳ nhỏ, khô. Thức ăn bị nhiễm giòi, rất hiếm gặp, trong khi đó nước uống thì thiếu.
Hơi khói bốc từ keo hồ và các hóa chất khác liên quan tới công việc của họ kết hợp với các điều kiện vệ sinh kém, sự thiếu ăn và vắt kiệt sức là nguyên nhân cho một số cái chết tới nay vẫn không rõ.
Những gì giống nhau giữa sự nô lệ và tra tấn là, từ khía cạnh của Đảng Cộng Sản giải thích, mục tiêu không chỉ là giết học viên, mà làm cho những cái chết của các học viên Pháp Luân Công như là một hiệu quả phụ.
Mục đích của chiến dịch không phải là hành hình thân thể của các học viên mà là tiêu diệt tinh thần của các học viên Pháp Luân Công. Tiêu diệt qua “tái giáo dục”, hoặc “chuyển hóa” sử dụng các phương pháp bên trên cùng với tra tấn tinh thần, cách ly, và truyền thông trên toàn quốc. Ý tưởng là cưỡng bức các học viên từ bỏ hệ thống niềm tin của mình và trở thành các công dân dễ bảo, nếu có thể thì theo chủ nghĩa Mác xít vô thần. Nếu họ chết trong quá trình “chuyển hóa” cũng không sao, nó được tính là tự tử.
Trong khi Trung Ttâm Thông Tin đã ghi nhận hơn 3000 cái chết vì đàn áp, con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần. Trong năm 2002, các nguồn tin ở bên trong Trung Quốc đã ước tính ít nhất 7000 học viên đã bị giết. Với sự khó khăn và rủi ro liên quan tới việc thu thập các tin tức nhạy cảm như vậy từ Trung Quốc và các báo cáo hàng chục ngàn học viên mất tích, một ước tính thực hơn đưa ra con số những cái chết là 30 000.
Chết vì bị lấy các bộ phận trong cơ thể
Tuy nhiên theo báo cáo về thu hoạch các bộ phận trong cơ thể của Kilgour-Matas, con số trên có thể hơn gấp đôi. Theo hai luật sư nổi tiếng người Canada, hơn 40 ngàn bộ phận trong cơ thể từ người Trung Quốc được sử dụng trong các ca cấy ghép không thể giải thích được nguồn gốc ngoài nguồn gốc là từ thân thể của các học viên Pháp Luân Công. Bằng chứng cho thấy, những tù nhân lương tâm khỏe mạnh này đã bị giết rõ ràng để lấy gan, tim và thận của họ.
Vào tháng ba năm 2006, một cựu nhân viên bệnh viện từ vùng đông bắc Trung Quốc đã xuất hiện trước công chúng tại Mỹ, vạch trần rằng trong bệnh viện của cô khoảng 4000 học viên Pháp Luân công đã bị giết để lấy các bộ phận trong cơ thể của họ. Chồng cô là một bác sĩ phẫu thuật đã thừa nhận đã cắt lấy giác mạc từ thân thể của 2000 học viên Pháp Luân Công, trong khi họ vẫn sống nhưng bị gây mê (tin tức). Nhiều tuần sau đó, một bác sĩ quân đội Trung Quốc đã phơi bày rằng việc thu hoạch các bộ phận trong cơ thể không bị hạn chế trong một trại tập trung và bệnh viện gần Shenyang mà người phụ nữ trên đã tiết lộ, thực tế đã diễn ra ở 36 trại tập trung trên toàn Trung Quốc (tin tức). Các cuộc điều tra tiếp theo đã xác nhận những lý lẽ này (báo cáo).
Vẫn còn một hình thức giết người nữa hiếm khi được thảo luận và không thể đo lường được – chết vì bị từ chối cơ hội duy trì chế độ điều trị chăm sóc sức khỏe. Xie Weiguo, bây giờ sống ở England, mô tả nó như sau: “Sau khi mẹ tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, các vấn đề sức khỏe mà bà phải chịu đựng trong một thời gian dài đã được cải thiện từng vấn đề một và bà đã trở lên hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng ngay khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999, bà đã ngừng tập luyện vì áp lực từ Đảng Cộng Sản. Sức khỏe của bà nhanh chóng xấu đi, các bệnh tật của bà quay trở lại, và bà đã ra đi vào năm 2003”.
Trong số các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc, những ví dụ như thế là quá nhiều. Pháp Luân Công đúng là đã cho nhiều triệu người Trung Quốc một sức khỏe mới. Thực tế, sự nổi tiếng vì hiệu lực chữa bệnh cụ thể của những người tập Pháp Luân Công là một phần lớn trong những gì đã thu hút hàng chục triệu người luyện tập môn này trong những năm 1990 và đã làm lan truyền nhanh chóng môn luyện tập. Dù đã từng kinh nghiệm qua hết chiến dịch này tới chiến dịch khác của Cộng sản trong cuộc đời của mình, nhiều học viên lớn tuổi đã từ bỏ việc luyện tập Pháp Luân Công ngay khi cuộc đàn áp của nhà nước khởi động. Sống dưới áp lực tinh thần to lớn, những bệnh tật của họ đã phát lại và họ đã chết.
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/topic/6/
Chủ đề: Sự kiện đàn ápĐăng ngày: 20-04-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.