Ngày 13 tháng 5, năm 1951
Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Những năm 1980
Một phong trào về sức khỏe được biết tới như là “làn sóng khí công” lan tỏa khắp Trung Quốc. Hàng triệu người đã tập luyện các bài tập truyền thống giống với Thái Cực Quyền, được gọi là “khí công”, trên khắp các công viên của đất nước từ lúc trời vừa rạng sáng. Ghi nhận có khoảng 2000 môn khí công khác nhau đã được hàng chục triệu người tập. Các sách, tạp chí và nghiên cứu khoa học về khí công xuất hiện rất nhiều.
1984
Sư phụ Lý quyết định sáng lập Pháp Luân Công – một thay đổi dễ tiếp cận hơn của Pháp Luân Xiufo Đại Pháp, là môn chính mà Sư phụ Lý đã được truyền và luyện tập riêng.
1989
Thời kỳ hơn hai năm thử nghiệm và quan sát bắt đầu, trong thời gian này Sư phụ Lý hướng dẫn cho nhiều học viên ban đầu, một cách riêng tư, để đánh giá sự phù hợp của Pháp Luân Công để phổ biến Pháp Luân Công ra công chúng.
13-22 tháng 5, 1992
Sư phụ Lý lần đầu tiên giảng Pháp Luân Công ra công chúng ở thành phố Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc, nơi Sư phụ Lý ở khi đó. Khoảng 180 người đã tham dự. “Các địa điểm tập luyện” công cộng, nơi các học viên tập trung để tập các bài tập Pháp Luân Công, chẳng mấy chốc sau đó đã xuất hiện.
1992- 1994
Sư phụ Lý đi khắp Trung Quốc giảng 54 khóa học về Pháp Luân Công. Các khóa học thông thường kéo dài từ 8 tới 10 ngày, hai giờ mỗi ngày. Các bài giảng thông thường được các tổ chức khí công của chính quyền địa phương sắp xếp. Số lượng người tham dự từ vài trăm tới 6000 người mỗi lần.
Tháng 9, 1992
Pháp Luân Công chính thức được công nhận là một công phái dưới sự bảo trợ và quản lý của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc. Được cho phép truyền giảng trên toàn quốc.
1992
Sư phụ Lý chính thức được Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc công nhận là “Khí Công Sư”
12-21 tháng 12, 2992
Sư phụ Lý và nhiều học viên được tuyển chọn đã tham dự vào cuộc Triển lãm sức khỏe Đông phuơng 1992 tại Bắc Kinh, tổ chức tại Tòa nhà thương mại quốc gia ở khu vực Dabeiyao. Sư phụ Lý đã nhận được các giải thưởng cao nhất tại sự kiện này, từ đó Pháp Luân Công trở thành một môn phái khí công được nhiều người biết đến.
Tháng 4, 1993
Cuốn sách đầu tiên giảng về cách thức tu luyện của môn phái, Pháp Luân Công Trung Quốc, được Nhà xuất bản quân sự Nghị Văn xuất bản, cho phép một lượng lớn độc giả tiếp cận với môn luyện tập này. Một ấn bản chỉnh sửa được xuất bản vào tháng 12 cùng năm.
30 tháng 7, 1993
Hội nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập dưới sự chấp thuận của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc.
31 tháng 8, 1993
Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an, gửi một lá thư đánh giá cao sự chữa trị bằng khí công cho những người được huân chương tại hội nghị quốc gia lần thứ ba của tổ chức.
21 tháng 9, 1993
Tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi Sư phụ Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, trong bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.
11-20 tháng 12, 1993
Sư phụ Lý và một số học viên một lần nữa tham dự Triển lãm sức khỏe châu Á, lần này được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Sanyuanqiao. Nhiều giải thưởng được trao, bao gồm “Thúc đẩy Biên giới khoa học”, “Giải vàng đặc biệt”, và “Khí công sư được hoan nghênh nhất”.
27, Tháng 12, 1993
Sư phụ Lý nhận được Bằng Danh Dự của Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an.
Tháng 4, 1994.
Tạp chí Cửa sổ Tự do và Nghệ thuật, ra hàng tháng, đã đăng chuyện thứ nhất trong ba chuyện về sự luyện tập Pháp Luân Công. Môn luyện tập này dần dần được trình bày trong các bài viết, chủ yếu trong lĩnh vực lợi ích sức khỏe và những công dân trở lên tốt hơn khi theo Pháp Luân Công. (Xem danh sách mẫu)
6 tháng 5, 1994.
Sư phụ Lý được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”.
3, tháng 8, 1994
Thành Phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, tuyên bố Sư phụ Lý là một “Đại sứ Thiện chí” và là một “Công dân đáng kính”
vì “công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại”. Đây là công nhận đầu tiên trong số hàng trăm các công nhận khác dành cho Sư phụ Lý và Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ và trong thế giới tự do (Danh sách đầy đủ)
Tháng 9, 1994
Băng video hướng dẫn tập Pháp Luân Công đầu tiên (trình bày các bài tập đứng và thiền của Pháp Luân Công) được xuất bản dưới sự bảo trợ của Nhà xuất bản trung tâm Nghệ thuật truyền hình Bắc Kinh.
31, tháng 12, 1994
Lần cuối cùng giảng Pháp Luân Công ra công chúng được thực hiện, diễn ra tại thành phố Đại Liên ở vùng đông bắc. Khoảng 6600 người tham dự.
Tháng giêng, 1995
Chuyển Pháp Luân, cuốn sách trung tâm và giảng đầy đủ về Pháp Luân Công, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc. Nghi lễ ra mắt được thực hiện vào ngày mùng 4 tháng giêng, diễn ra tại phòng thính giả của Bộ Công an.
Tháng hai, 1995.
Sư phụ Lý được Ủy ban thể thao quốc gia Trung Quốc, Bộ Y tế công cộng, và Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc đề nghị cùng thành lập một “hiệp hội” Pháp Luân Công nhằm phối hợp (và giám sát) các hoạt động quảng bá và truyền dạy môn pháp này. Sư phụ Lý từ chối lời đề nghị này, nguyện vọng giữ môn pháp này tự do không bị ảnh hưởng bởi các rắc rối và tác động chính trị.
13 tháng ba, 1995.
Sư phụ Lý bắt đầu giảng Pháp Luân Công ở nước ngoài, khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Một lớp học đủ bảy ngày mở đầu ở Paris, sau đó là một đợt thứ hai vào tháng năm ở Thụy điển.
1996
Khi Pháp Luân Công trở lên phổ cập hơn, các dấu hiệu đầu tiên của sự đàn áp của chính quyền đã xuất hiện. Chẳng mấy chốc sau khi báo Thanh niên Bắc Kinh thống kê Chuyển Pháp Luân là cuốn sách bán chạy nhất vào tháng giêng, tháng hai, tháng ba, các sách Pháp Luân Công đã bị cấm xuất bản theo một lệnh nội bộ vào ngày 24 tháng sáu của Văn phòng xuất bản tin tức Trung Quốc (tân văn xuất bản thự), một cơ quan bên dưới của Bộ Tuyên Truyền. Tài liệu này buộc tội Pháp Luân Công là “truyền mê tín”. Cũng trong năm đó, Sư phụ Lý chuyển tới Hoa Kỳ.
Vào giữa những năm 1990, các điểm luyện tập Pháp Luân Công giống như điểm luyện tập
ở Quảng Châu trong hình trên là phổ biến khắp Trung Quốc.
Tháng 3, 1996.
Pháp Luân Công rút khỏi Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung quốc vì những khác biệt về lý luận và Sư phụ Lý lo ngại bị lợi dụng.
Tháng 4, 1996.
Những người quản lý cũ của Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc bắt đầu quá trình xin phép với ba tổ chức quản lý cấp nhà nước khác để đăng ký chính thức. Tất cả những đơn xin phép đều bị từ chối.
17 tháng sáu.
Bài báo đầu tiên của truyền thông nhà nước chỉ trích Pháp Luân Công xuất hiện, đăng trong báo Quang minh Nhật báo.
1997
Bộ Công an Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra xem Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không. Các nhân viên điều tra kết luận: “Không có bằng chứng nào chứng tỏ như vậy từ trước tới nay”.
1998-1999
Các cuộc tấn công vào Pháp Luân Công mở rộng trong các phương tiện truyền thông nhà nước bất chấp các báo cáo tốt tích cực vẫn tiếp tục được ghi nhận, dẫn đến sự chia rẽ nội bộ trong những người lãnh đạo chính trị Trung Quốc. Pháp Luân Công phản ứng trước các chỉ trích bằng cách tới thăm và đôi khi thỉnh cầu bên ngoài các tờ báo hay các đài truyền hình địa phương, yêu cầu sự chính xác lớn hon trong các tin bài. Những sự kiện như vậy diễn ra ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Châu và các thành phố lớn khác.
21 tháng bảy, 1998
Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành tài liệu [1998] số 555, tiêu đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công”, tuyên bố rằng Pháp Luân công là một tà giáo. Bộ bắt đầu một đợt điều tra, tìm kiếm những bằng chứng hỗ trợ tuyên bố đó. Các biện pháp bao gồm nghe trộm điện thoại, giám sát những người tình nguyện, lùng sục bất ngờ nhà, tịch thu vật dụng cá nhân, rất nhiều hình thức quấy rối (bất hợp pháp) xảy ra sau đó bởi công an Trung Quốc, bao gồm cả việc làm bẩn các buổi tập sáng công cộng bằng súng phun nước và đóng cửa một số địa điểm. Ở một vài vùng nhà cửa bị lục soát.
Nửa sau năm 1998.
Qiao Shi, người vừa kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch ủy ban thường trực của Quốc hội và phục vụ trong Bộ chính trị, sau khi nhận được vô vàn những lá thư quan tâm, đã thực hiện một cuộc điều tra của riêng mình về những lý lẽ của Tài liệu 555 , nhiều thành viên cao cấp của Quốc hội cũng tham gia. Sau nhiều tháng điều tra, nhóm điều tra đã kết luận rằng: “Pháp Luân Công có hàng trăm lợi ích cho nhân dân và đất nước Trung Quốc, và không có một chút nguy hại nào”.
Tháng 5 tới tháng 10, 1998
Ủy ban thể thao quốc gia Trung Quốc bắt đầu cuộc điều tra của riêng mình về Pháp Luân Công. Người đứng đầu cuộc điều tra, được gửi đi tới vùng đông bắc Trung Quốc, đã tuyên bố vào ngày 20 tháng 10 rằng: “Chúng tôi đã bị thuyết phục bởi các bài tập và hiệu quả của Pháp Luân Công thật tuyệt vời. Pháp Luân Công đã đóng góp rất to lớn cho việc nâng cao sự ổn định và đạo đức xã hội. Điều này cần được xác nhận một cách đúng đắn”.
14 Tháng hai, 1999
Một viên chức từ Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc, phát biểu với tờ Báo cáo thế giới và tin tức Hoa Kỳ, cho biết có chừng 100 triệu người đã luyện tập Pháp Luân công. Viên chức này nhấn mạnh về chi phí mà môn luyện tập này giúp hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia Trung quốc tiết kiệm được, tuyên bố rằng, “Thủ tướng Chu Dung Cơ rất vui vì điều đó”.
25 tháng 4, 1999
Khoảng hơn 10 000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Văn phòng thỉnh cầu Trung tâm, gần khu lãnh đạo Trung Nam Hải, Bắc Kinh, để bày tỏ quan ngại về vụ bắt bớ và đánh đập 45 nguời trước đó ở Thiên Tân của đội phản ứng nhanh văn phòng Bộ công an Thiên Tân.
26 tháng 4, 1999
Trong một bài báo nhan đề “phát triển nhóm đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Trung Quốc”, Nhà xuất bản Hiệp hội tuyên bố rằng Pháp Luân Công ở Trung Quốc có “nhiều thành viên hơn Đảng cộng sản – ít nhất 70 triệu, theo Quản lý thể thao Quốc gia”. Hai câu chuyện của tờ Thời báo New York trong những ngày tiếp theo đặt con số người luyện tập Pháp Luân Công là 70 triệu, theo con số của chính quyền Trung Quốc. Tờ báo tuyên bố rằng đối với nhóm Pháp Luân Công “thậm chí chính quyền Trung Quốc ước tính có nhiều thành viên hơn Đảng Cộng sản”.
10 tháng 6, 1999
“Văn phòng 6-10” được thành lập theo chỉ thị của lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Trách nhiệm của nó là: lập kế hoạch, điều phối và thực hiện một cuộc đàn áp toàn diện Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, rất nhiều tình nguyện viên Pháp Luân Công nổi bật đã bị bắt trên khắp Trung Quốc, nhà của họ bị lục soát bởi cảnh sát. Hàng chục ngàn người đã tới Văn phòng Thỉnh cầu Trung ương.
22 tháng 7, 1999.
Pháp Luân Công chính thức bị cấm bởi nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Vô số người bị bắt giữ sau đó cùng với lục soát, bắt cóc, và tịch thu các tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công. Một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp toàn quốc đã được thực hiện song song. Hàng triệu phản ứng thỉnh cầu nhà cầm quyền Trung Quốc, rất nhiều người đã tới Bắc Kinh.
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/topic/24/ Chủ đề: Pháp Luân Công
Đăng ngày: 18-03-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.