Một lịch sử bạo lực
Kể từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949 tới nay, khoảng 65 tới 80 triệu người đã bị giết hoặc chết vì những lý do bất thường dưới tay của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bản tóm tắt sau đây nêu bật nhiều chiến dịch nổi danh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Cải cách ruộng đất, các chiến dịch đàn áp những người không theo cách mạng
Cuộc Thảm Sát tại Quảng trường Thiên An Môn 1989
Chiến dịch “Nhổ tận rễ” Pháp Luân Công
Cải cách ruộng đất, các chiến dịch đàn áp những người không theo cách mạng.
(1950–1952; 2.4–5 triệu người bị giết)
Dưới cái vỏ “cải cách ruộng đất” và đàn áp “phản động”, theo con số của chính ĐCTSQ chỉ trong hai năm ngắn ngủi những kẻ cầm quyền Trung Quốc đã giết 2,4 triệu người. Một số người đưa ra con số 5 triệu người bị giết. Cùng với bạo lực của mình ĐCTSQ đã đạt được 3 mục tiêu: 1- hoàn toàn tiêu diệt tầng lớp lãnh đạo ở các làng quê, những người đã bị ĐCSTQ thay thế; 2- qua việc giết những người này chiếm được vô khối tài sản cá nhân; và 3- reo rắc một nỗi sợ hãi ĐCSTQ sâu sắc, kéo dài.
(1/1952-10/1952: hàng chục nghìn người đã bị giết hoặc dồn tới tự tử; hàng trăm ngàn người bị nhốt trong các trại lao động cưỡng bức)
Sử dụng lý do “cải cách tài chính” chế độ ĐCSTQ nhắm vào những nhà tư bản và chủ doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc trong màn trình diễn bạo lực và khủng bố. Nạn nhân thường bị bắt phải trả những khoản “thuế” tùy tiện vượt trội hơn toàn bộ tài sản của họ. Hàng chục ngàn người đã bị giết chết tươi, có hàng ngàn người khác bị dồn tới chỗ phải tự tử vì chấn thương sau những vụ bắt bớ, tẩy chay của xã hội, tẩy não, và ngược đãi.
(1959–1961; 30–40 triệu người chết)
Trong một kế hoạch nhận thức bệnh tật kinh hoàng nhằm tăng gấp đôi năng suất thép của Trung Quốc, ĐCSTQ về cơ bản muốn biến toàn bộ quốc gia thành một trại lao động lớn. Đợt vận động mù quáng này yêu cầu tất cả người Trung Quốc phải tham gia vào việc sản xuất thép. Nông dân, bị cưỡng bức phải tham gia, đã bỏ các vụ mùa của mình thối nát trên các cánh đồng. Trong khi đó những quan chức địa phương lại báo cáo không đúng rằng các vụ mùa có sản lượng lớn, càng thúc đẩy hơn nữa sự hăng hái thực hiện kế hoạch này. Kết quả là: hơn ba mươi triệu người đã chết đói, và đất nước đã bị lao vào trong một cuộc suy thoái kinh tế. Trong khi đó những nhân viên tuyên truyền của ĐCSTQ lại hợp lý hóa tai họa này như là một “thảm họa tự nhiên”. Tuy nhiên không có một thảm họa nào được ghi nhận xảy ra vào thời gian đó.
(1966–1976; 7–8 triệu người bị giết hoặc bị dồn tới tự vẫn)
Cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản không có mục đích gì ngoài hủy diệt toàn bộ văn hóa và giá trị Trung Quốc truyền thống. Chiến dịch đã đi tới chỗ điên cuồng tới mức mà trẻ em đánh đập hay thậm chí giết chết cha mẹ, thày giáo và những người nhiều tuổi; cho phép đánh đập hoặc làm nhục họ ở nơi công cộng. Giết chóc trở thành một cách để chứng tỏ vị trí “cách mạng” trong các bè phái ĐCSTQ. Thời kỳ đó hỗn loạn tới mức tục ăn thịt người quá khích đã bùng nổ ở nhiều vùng. Theo học giả Trung Quốc Kenneth Lieberthal: “Thế giới bên ngoài có ý nghĩ lờ mờ về bạo lực khi các xác chết bị buộc lại, nhiều cái không đầu, bắt đầu trôi nổi theo dòng sông Pear tới Hồng Kông”.
Cuộc Thảm Sát tại Quảng trường Thiên An Môn 1989
(Ngày mùng 4 tháng 6, năm 1989; 600–3,000 người bị giết)
Lãnh đạo của ĐCSTQ đã đưa tới một kết thúc bạo lực sau nhiều tháng sinh viên biểu tình ngồi và tuyệt thực ở quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh bằng cách ra lệnh cho quân đội vũ trang chiếm quảng trường bằng vũ lực. Những sinh viên không vũ khí đã bị bắn hạ và bị nghiền nát duới xe tăng trong một cuộc tắm máu kinh hoàng. Cho tới tận ngày nay ĐCSTQ vẫn không xin lỗi hay thừa nhận bất kỳ hành động sai nào trong thảm kịch này.
Chiến dịch “Nhổ tận rễ” Pháp Luân Công
(Từ năm 1999 tới nay; ước tính 7 tới 10 ngàn cái chết, khoảng 3 triệu người bị giam giữ)
Vào tháng 7 năm 1999, chủ tịch ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân, phật ý vì sự nổi tiếng của Pháp Luân Công, đã ra lệnh “nhổ tận gốc” môn phái hòa bình này. Chiến dịch tiếp theo – bạo lực và tàn bạo – dưới con mắt của nhiều người, như nhà phân tích cao cấp Willy Lam của CCN, như là “một cú nhảy lùi về Cách Mạng Văn Hóa”. Khoảng 30 ngàn trường hợp tra tấn và lạm dụng bắt giữ đã được ghi nhận bằng văn bản, trong khi khoảng chừng 3 triệu người bị ốm yếu vì giam giữ trong các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức. Phụ nữ trở thành mục tiêu cưỡng hiếp, cưỡng bức phá thai, và bạo lực tình dục bởi những kẻ cầm quyền. Người ta tin rằng chiến dịch này là chiến dịch lớn nhất, dài nhất, có hệ thống nhất và chi phí nhiều nhất từ trước tới nay chống lại một nhóm những người đơn độc ở Trung Quốc..
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/article/484/?cid=144
Chủ đề: Đảng Cộng Sản Trung QuốcĐăng ngày: 30-03-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.