Tại sao Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công?

Bản in Bản in

Tại sao
Giang Trạch Dân
đàn áp
Pháp Luân Công?
Mặc dù Pháp Luân Công là một nhóm tình nguyện và hoà bình, vốn đã hoạt động tốt từ năm 1992, nhưng Giang Trạch Dân đã cấm Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào ngày 20 tháng Bảy 1999. Trong ba năm vừa qua, toàn thế giới đã chứng kiến một cuộc đàn áp đẫm máu của Giang Trạch Dân đối với chính những người dân lương thiện của mình. Tại sao?
KHÁI QUÁTTHÔNG TIN CHI TIẾT
Có ba lý do cho cuộc đàn áp phi lý Pháp Luân Công mà hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia về Trung Quốc đều đưa ra:

1. Tính phổ biến của môn Pháp: học viên Pháp Luân Công đông hơn thành viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Pháp Luân Công được công bố cho công chúng lần đầu tiên vào ngày 13 tháng Năm, 1992. Vào cuối năm 1998, theo ước tính của chính chính phủ Trung Quốc, có 70-100 triệu người đã chọn theo tập môn Pháp này. Pháp Luân Công đã trở thành “một tổ chức tình nguyện lớn nhất Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả chính Đảng Cộng Sản.” (U.S. News and World Report, số tháng Hai 1999)

2. Các viên chức trong Đảng dùng Pháp Luân Công làm con dê tế thần nhằm trục lợi chính trị

Khi phát triển kinh tế và kỹ nghệ trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Trung Quốc trên phương diện một quốc gia, nhiều viên chức trong chính quyền chuyên môn trong việc tuyên truyền chính trị và đấu tranh tư tưởng sẽ tạo ra xáo động chính trị để nhằm đem lại cho họ một “nguyên nhân” nắm lấy quyền lực chính trị. Pháp Luân Công đã bị làm thành con dê tế thần cho mục đích này. Luận điểm tuyên truyền được các cơ quan truyền thông nhà nước phát khởi từ tháng Sáu 1996, và leo thang lên thành việc huy động lực lượng cảnh sát và sử dụng bạo lực ở Tianjin vào ngày 23 tháng Tư, 1999. Sự phát triển và leo thang của việc đàn áp Pháp Luân Công thật ra đã bắt đầu qua một giai đoạn 3-4 năm.

3. Nỗi hoang tưởng chuyên chính: nghi ngờ đằng sau Pháp Luân Công có khả năng có “người đạo diễn” dấu mặt, Chủ Tịch Trung Quốc dùng cuộc đàn áp để ra gân chính trị

Vào ngày 25 tháng Tư, 1999, hơn mươi ngàn học viên Pháp Luân Công đến tụ hợp ôn hoà tại Văn Phòng Hội Đồng Kháng Cáo Quốc Gia Trung Quốc để kháng cáo lên chính quyền trung ương đòi thả tự do cho những công dân đã bị công an giam giữ tùy tiện ở Tianjin trong hai ngày trước. Thủ Tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đích thân ra gặp gỡ các học viên và tình hình đã được giải quyết êm thắm. Mặc dù như vậy, Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tự viết và cho lưu hành đến các viên chức khác trong chính quyền các tài liệu nói rõ ông ta tin rằng có đối thủ chính trị hay “người đạo diễn” bên trong các lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản đứng đằng sau Pháp Luân Công. Vì vậy, họ Giang đã cân bằng khả năng “nhổ tận gốc Pháp Luân Công” với khả năng duy trì quyền lực, và đã khởi xuất cuộc đàn áp. Như Willy Lam, CNN, tường thuật một Đảng viên Đảng Cộng Sản lão thành phân tích như sau: “Qua việc đưa ra một chiến dịch theo kiểu của Mao (Trạch Đông) [chống Pháp Luân Công], họ Giang đã ép các cán bộ cao cấp cam kết trung thành theo đường của ông ta. Điều này sẽ đẩy mạnh quyền hành của họ Giang-và có thể cho ông ta đủ thế mạnh để bức chế các sự kiện tại Đại Hội Đảng Cộng Sản (Trung Quốc) lần thứ 16 năm tới.”

Tại sao đàn áp Pháp Luân Công?

Tiến Sĩ Shiyu Zhou

Ngày 25 tháng tư, 1999, hơn mười ngàn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp trong trật tự ôn hoà trên đại lộ Fuyou ở Bắc Kinh để kháng cáo lên Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương Trung Quốc, yêu cầu trả tự do cho 45 học viên Pháp Luân Công đã bị Cảnh sát bắt một cách độc đoán trong biến cố Tianjin (Thiên Tân) xảy ra hai ngày trước đó.

Biến cố này lại một lần nữa đã làm cho thế giới chú ý, vì con đường Fuyou nằm ngay cạnh Trung Nam Hải, thủ phủ của ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản [Trung Quốc] và biến cố cũng được mọi người mô tả là cuộc “bao vây” tổng hành dinh của Cấp Lảnh Đạo Trung Quốc. Về sau, biến cố này đã được chính quyền Trung Quốc sử dụng như sự buộc tội chính để biện minh cho việc họ đàn áp học viên Pháp Luân Công, và biến cố cũng đã bị nhiều người hiểu lầm là nguyên do trực tiếp của sự đàn áp Pháp Luân Công.

Tại sao có biến cố 25 tháng Tư? Và tại sao có cuộc đàn áp? Bài này cố gắng tìm ra một số câu trả lời khả dĩ giãi đáp những câu hỏi quan trọng này. Nó cũng dẫn chứng các lời bình luận quan trọng của Chủ Tịch Giang Trạch Dân qua hai tài liệu được xếp loại mật (căn cứ trên các dữ kiện được tiết lộ bởi các giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc) mà Ông Giang đã công bố khi ông quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Đồng thời nó cũng được sử dụng để làm tài liệu tham chiếu cho những ai muốn thấu hiểu tường tận câu hỏi thường được đưa ra nhiều nhất về Pháp Luân Công: “Tại sao Chính Phủ Trung quốc làm như vậy?”

►►►

Phân tích những lý do lịch sử, xã hội và chính trị đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Theo các công bố trên Nhật báo Nhân Dân (Trung Quốc) số ra ngày 27 tháng Bảy năm 1999, và những ghi nhận của các nhân vật trong chính quyền, dưới mắt các nhà lãnh đạo Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) sự xung khắc giữa Pháp Luân Công và chủ nghĩa Cộng Sản được xem như là một cuộc đấu tranh giữa thuyết hữu thần và chủ nghĩa vô thần, giữa khoa học và mê tín, giữa duy tâm và duy vật. Kỳ thật, sự đối lập này hết sức sai lệch. Cho dù như vậy, các vấn đề về ý thức hệ này không phải là lý do thật sự của việc bài trừ Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không bàn về mê tín hay duy tâm, và nó tuyệt đối không chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản. Giả sử nếu Pháp Luân Công “chống lại” Chủ Nghĩa Cộng Sản hay Chính Phủ, thì đó có nghĩa là hàng triệu học viên sẽ tự chống lại bản thân: hàng triệu học viên là thành viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi bị cấm, và trong đó bao gồm nhiều viên chức cao cấp. Toàn bộ vấn đề này đã được giải thích cặn kẻ trong “bức thư 10,000 chữ” của các học viên gởi cho Chính Quyền Trung ương. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lý do đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Chính Phủ Trung Quốc.

Các vấn đề lịch sử

Việc phân loại Pháp Luân Công như một “tà giáo” chỉ là một lối tự biện hộ nhằm để có thể tiêu trừ môn Pháp này. Nhiều thân nhân của nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng Cộng Sản là đệ tử Pháp Luân Công. Ông Lý đã truyền giảng Pháp cho công chúng trong vài năm, và công chúng đã nhìn thấy rằng Pháp Luân Công có những tác động rất khả quan đến xã hội. Bộ Công An đã điều tra nghiên cứu Pháp Luân Công trong nhiều năm. Các nhân viên của Bộ Công An đều tuyên bố rõ ràng trong các bản báo cáo công tác rằng họ không nhìn thấy một sự nguy hiểm hoặc vi phạm nào nơi Pháp Luân Công (theo bản A6 đính kèm). Một số người trong họ thậm chí còn quyết định bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công sau khi nhận ra mức độ hiểu biết của các học viên qua các điều tra. Làm sao Bộ (Công An) và các văn phòng khác không biết rằng Pháp Luân Công là một môn tập luyện chân chính? Làm sao họ không biết rằng Ông Lý luôn dạy người ta làm công dân tốt với đạo đức cao hơn? Làm sao họ có thể quên rằng Ông Lý đã nhắc đi nhắc lại rằng các học viên không được xen vào các sự vụ chính trị của đất nước hay vi phạm bất cứ luật pháp nào? Hội chứng mất trí nhớ chung của các viên chức xem chừng rất mưu lược.

►►►

‘Kiến trúc sư’ của cuộc khủng bố

Một cuộc điều tra về những chỉ thị và hoạt động không hợp lệ của chủ tịch Giang Trạch Dân

Tiến sĩ Michael Pearson-Smith

Với những người Tây phương, Trung Quốc thường được coi là một thực thể nguyên khối dao động theo sự vẫy gọi của giới cầm quyền; và hình ảnh này thông thường không phải là không hợp lý căn cứ vào việc Trung Quốc là một quốc gia chuyên chính hơn là dân chủ. Theo đúng như thế, có thể được tha thứ khi nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc đồng lòng trong vấn đề đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sự thật là, theo Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông (Far East Economic Review) (số ra ngày 6 tháng Mười Một năm 200), trong lúc chủ tịch Giang Trạch Dân đích thân hạ lệnh đàn áp, người ta tin rằng những người khác trong ban lãnh đạo thiên về một “đường lối nhẹ nhàng” hơn và không cảm thấy rằng cuộc đàn áp nằm trong quyền lợi của quốc gia (Trung Quốc). Qua vấn đề Pháp Luân Công, chúng ta hiện đã trông thấy những dấu hiệu bất đồng quan điểm rõ ràng trong giới chức trong một vài tháng qua.

Chủ tịch Giang Trạch Dân cảm nhận Pháp Luân Công là một “mối đe dọa.”

Qua lịch sử, chúng ta thấy rằng những nhà lãnh đạo không do bầu chọn và không được trực tiếp ủy nhiệm từ quần chúng thường lo lắng trước bất kỳ sự cảm nhận đe dọa nào đến vị trí quyền lực của họ. Một khảo sát do Đảng Cộng Sản thực hiện vào đầu năm 1999 phát hiện ra rằng số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc tăng đến khoảng giữa bảy mươi và một trăm triệu người (1). Việc có quá nhiều người tham gia vào một điều gì đó vượt quá hạn định thuộc ý thức hệ của chính quyền — điều mà cổ vũ cách tư duy độc lập và được nhắm vào việc nâng cao tâm hồn của từng cá nhân — đã là lời nguyền cho chủ tịch Trung Quốc, Giang Trạch Dân. Và như vậy, sau một vài tháng chuẩn bị, ông ta đã bắt đầu chiến dịch khủng bố và tuyên truyền chống Pháp Luân Công vào mùa xuân năm 1999.

►►►

Vào ngày 22 tháng Bảy năm 1999, Ông Lý Hồng Chí,người sáng lập ra Pháp Luân Đại Pháp, đã có lời tuyên bố đáp lại thông báo về quyết định đàn áp Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc. Toàn văn lời tuyên bố như sau:

Một lời tuyên bố ngắn của tôi

Pháp Luân Công chỉ là một hoạt động khí công của quần chúng. Nó không có một tổ chức gì đặc biệt, cũng chẳng có mục đích chính trị nào cả. Chúng tôi chưa hề dính líu trong bất cứ hoạt động chống chính phủ nào. Chính tôi cũng là người trong giới tu, và tôi không hề có sứ mệnh liên quan tới quyền lực chính trị. Tôi chỉ dạy cho người ta cách tu luyện. Nếu một người muốn tu luyện tốt, họ cần phải làm một con người có tiêu chuẩn đạo đức cao. Trên thực tế, tôi đã đạt được điều này—hơn 100 triệu người đã trở nên những con người tốt, hoặc càng tốt hơn nữa. Sự thật, tôi không có ý làm điều đó, nhưng khi đạo đức của những người tu luyện được thăng tiến, nó thật sự mang đến lợi ích cho xã hội.

Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?

Có người phao tin đồn rằng tôi sửa đổi ngày tháng sinh của tôi, điều này có thật. Trong thời Cách mạng Văn hóa, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi. Còn về điều mà Thích Ca Mâu Ni cũng cùng ngày tháng sinh đó, nó có liên quan gì với tôi? Nhiều người khác cũng sinh vào ngày tháng đó. Hơn nữa, tôi không bao giờ tuyên bố rằng tôi là Thích Ca Mâu Ni.

Còn về vấn đề những người tu đã tập họp nơi Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để trình bày các sự kiện, tôi lúc bấy giờ đang trên đường đi Úc và đổi máy bay ở Bắc Kinh. Tôi rời Bắc Kinh và hoàn toàn không biết điều gì xảy ra ở đấy. Tôi luôn du hành một mình để tránh bất tiện. Tôi không liên lạc với những người tu luyện sở địa những nơi mà tôi đi qua vì sẽ có nhiều người họ mong được nhìn thấy tôi. Do đó mà tôi hoàn toàn không hay biết về những gì đang xảy ra ở Bắc Kinh.

Chúng tôi không chống chính phủ bây giờ cũng như trong tương lai. Những người khác có thể đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với người khác, chúng tôi cũng không đối xử với người khác như kẻ thù.

Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ, mọi tổ chức quốc tế, mọi người dân có lòng tốt trên thế giới, hãy ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc. Hiện nay, mẹ và em gái tôi vẫn còn ở Bắc Kinh, và họ đang trong tình trạng khó khăn. Nghe nói rằng cảnh sát muốn bắt họ. Có tin cho rằng các nhân viên cảnh sát đã đánh đập nhiều người tại Thẩm Dương (Shenyang), Đại Liên (Dalian), và những vùng khác. Tôi đề nghị chính phủ Trung Quốc đừng đối xử với họ như vậy. Hy vọng của tôi là chính phủ Trung Quốc và các cấp lãnh đạo sẽ đừng đối xử với những người tu Pháp Luân Công như là những kẻ thù. Dân chúng Trung Quốc khắp nước có một sự hiểu biết rất sâu sắc về Pháp Luân Công, và kết quả có thể là làm cho dân chúng mất lòng tin nơi chính quyền và cấp lãnh đạo, và bị thất vọng nơi chính phủ Trung Quốc.

Lý Hồng Chí
Ngày 22 tháng 7, 1999

Chủ đề: Chuyên đề,Tư liệu,Ý kiến bình luận
Đăng ngày: 09-01-2003, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.