Trại cưỡng bức lao động thường xuyên thả người khi họ đã gần chết để trốn tránh trách nhiệm; hầu hết đã chết sau khi được thả vài ngày
|
NEW YORK (FDI) — Từ tháng 11-2003 đến tháng 1-2004, đã thống kê được 64 trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong do phải chịu cực hình tại các trung tâm giam giữ và trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc, theo các báo cáo từ Trung Quốc.
Các báo cáo về tử vong do đánh đập và tra tấn được gửi từ 17 tỉnh toàn Trung Quốc, từ Hắc Long Giang (Heilongjiang) đến Quảng Tây (Guangxi), từ Tứ Xuyên (Sichuan) đến Bắc Kinh (Beijing).
Kỹ thuật tra tấn được kể đến gồm có: đánh đập tàn nhẫn, sốc điện, bức thực, và tiêm thuốc có hại đến thần kinh. Nạn nhân trong các báo cáo có từ thanh niên 33 tuổi đến cụ già 70 tuổi.
Theo nhiều nhân chứng và theo những người từng biết về các trường hợp tử vong tương tự, tất cả các ca tử vong nói trên (trừ 1 trường hợp) đều có nguyên nhân tử vong do bị đánh đập tàn nhẫn hoặc tra tấn. Có một trường hợp, một phụ nữ từ hạt Yitong, tỉnh Cát Lâm (Jilin) được Trung Quốc mô tả là do “ngã” từ một lầu cao trong trại giam của cảnh sát.
Thả người để họ chết tại nhà
Tại 23 trường hợp trong 64 ca tử vong nói trên, nạn nhân đã chết do thương tật sau khi trại giam thả người. Viên chức tại nhà giam Trung Quốc, với mục đích trốn tránh trách nhiệm, đã thả học viên Pháp Luân Công về nhà khi thấy rằng họ chuẩn bị chết chắc. Nói chung, nạn nhân qua đời chỉ vài ngày, thậm chí vài giờ sau đó.
Theo các nguồn tin phân tích từ Trung Quốc, mỗi trại cưỡng bức lao động đều hoạt động với một “hạn ngạch tử vong” (death quota); nghĩa là nhân viên có trách nhiệm trong trại, với mục đích “chuyển hoá” các học viên Pháp Luân Công, dùng bạo lực bắt các học viên tuyên bố ly khai Pháp Luân Công, thì họ được phép có con số học viên tử vong theo hạn ngạch nói trên. Ngoài ra, mỗi trại cưỡng bức lao động đều được thưởng theo số các học viên tuyên bố ly khai Pháp Luân Công. Do vậy, viên chức trong trại cưỡng bức lao động đều tìm cách tránh né con số hạn ngạch nhất là khi chưa nhận được tiền thưởng.
Một học viên chỉ được tính là đã ly khai Pháp Luân Công, cũng theo nguồn tin trên, khi đã viết và ký vào một số văn bản tuyên bố sẽ không tập luyện nữa, và tham gia vào một số công tác ủng hộ cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công khác.
Đông-bắc Trung Quốc vẫn giữ số tử vong cao nhất
Các tỉnh đông bắc Trung Quốc vẫn chiếm số tử vong cao nhất. Trong tổng số 884 ca tử vong đã được kiểm chứng, thì tỉnh Hắc Long Giang chiếm 15%, và hai tỉnh gần đó là Liêu Ninh (Liaoning) và Cát Lâm mỗi tỉnh chiếm 11%.
Tỉnh Sơn Đông (Shandong), nằm ở phia đông nam Bắc Kinh, cũng chiếm xấp xỷ 11% tổng số ca học viên Pháp Luân Công tử vong.
Danh sách tên các học viên được báo cáo đã chết trong 3 tháng qua là: Xie Wenping, Gao Shiping, Li Shuli, Wang Ruxing, Meng Xiao, Zhao Guoan, Li Aiping, Tang Meijun, Li Xuelian, Wang Defeng, Yan Hai, Ma Lizhi, Guo Jifang, Zhao Yanxia, Shen Lizhi, Bai Hong, Gu Chunaying, Chen Guijun, Liao Minghui, Yu Guizhen, Song Ruiyi, Ye Wenying, Liu Chengjun, Li Xiaoyuan, Wu Yuan, Wang Congbu, Yu Chunhai, Yang Shulan, Deng Huiqun, Song Youchun, Yuan Xiangfan, Zuo Guoqing, Wu Simin, He Guozhong, Zhang Congmin, Li Xindi, Li Liang, Pan Siyuan, Li Li, Xuan Deqiong, Zhang Dabi, Xiao Peifeng, Li Deshan, Chen Changfa, Li Chouren, Ma Guilin, Lu Guifang, Li Jun, Guo Sulan, Wang Jiguo, Song Yonghua, Xuan Honggui, Zhang Xiaodong, Tian Junrong, Sun Yanqin, Li Yutong, Li Ruqing, Lu Bingshen, Zhou Liangzhu, Lu Xiufang, Lu Xingguo, Zheng Libo, Zhou Caixia.
Tin tức: 12-2-2004 8:30
* * * * *
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8352.
Dịch và đăng ngày 19-2-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.