Bản Báo cáo phát hành tại thủ đô Hoa kỳ thu hút các học giả, các nhà hoạt động và nạn nhân của chính sách khủng bố tại Trung quốc
WASHINGTON DC- Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đánh dấu bản Báo cáo hằng năm 2010 vào ngày thứ Hai với một cuộc họp báo và một diễn đàn thảo luận tại U.S Capitol Building.
Levi Browde, tổng giám đốc của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp , giới thiệu những tìm kiếm nổi bật của bản báo cáo, bao gồm sự nhận thấy rằng hàng chục triệu đệ tử Pháp Luân Công tiếp tục chịu “sự trái luật và tàn bạo” tại Lục địa Trung quốc , và họ là “nhóm chiếm đại đa số tù nhân lương tâm” trên thế giới (đọc bản tóm tắt khái lược)
“Trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công , Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã dựng nên một guồng máy rất hữu hiệu và toàn diện để đàn áp và kiểm soát một cách dã man” Browde giải thích. “Chúng tôi đã nhận thấy rằng ĐCSTQ đã tiếp tục xử dụng guồng máy này đối với các nhóm khác…dùng để chống lại Tây Tạng, Nhóm Tin Chúa và các nhóm bị khủng bố khác, cũng như dùng để che dấu những vấn đề như bệnh SARS, những hàng hoá độc hại, ảnh hưởng của vấn đề này đã nới rộng vượt quá biên giới của Trung quốc “.
“Với ý nghĩa này, chính sách khủng bố Pháp Luân Công đang tạo ra một phòng thí nghiệm cho ĐCSTQ về sự độc tài, và nếu còn tiếp tục thêm nữa, thì đây là mối đe doạ lớn nhất của tất cả chúng ta”.
Bản báo cáo hằng năm (toàn bộ báo cáo) bao gồm chi tiết của 109 đệ tử Pháp Luân Công bị giết hại vào năm 2009 vì kết quả của tra tấn và hành hạ tại Trung quốc, ngoài ra còn có hơn 2,000 đệ tử khác bị kết án tùy ý lưu đày trong các trại cải tạo lao động cải tạo hay các nhà tù. Vì những khó khăn trong việc tìm kiếm tin tức từ bên trong Trung quốc, con số chính xác còn cao hơn con số được biết rất nhiều. Bản báo cáo còn có phần phân tích nguồn gốc, lý tính, và chiến thuật đằng sau những chống trả ôn hoà của Pháp Luân Công đối với chính sách khủng bố.
Buổi thuyết trình của những tìm kiếm nổi bật của bản báo cáo hằng năm được tiếp theo bởi cuộc thảo luận dưới sự điều hành của Nina Shea, giám đốc Viện Hudson cho Tự do Tín ngưỡng và ủy viên của Ủy ban Tự do Tín ngưỡng Toàn cầu của Hoa kỳ. Diễn đàn còn có mặt của các học giả và tác giả như David Matas, một luật sư về di trú và nhân quyền Canada và người được đề cử cho giải Nobel Hoà bình, và Ethan Gutmann, tác giả của một quyền sách về Pháp Luân Công sắp được xuất bản.
Trong số những tìm kiếm được đưa ra bởi Gutmann là sự ước tính của ông ta, dựa trên sự thăm dò ý kiến rộng rải của các cựu tù nhân thì có chừng 450,000 đến 1,000,000 đệ tử Pháp Luân Công là tù nhân lương tâm tại Trung quốc trong bất cứ thời điểm nào.
Gutmann cũng tìm tòi về lịch sử của việc kiểm duyệt mạng internet, sự theo dõi và khả năng ngăn cấm không cho vào trang mạng bị cấm tại Trung quốc, mà ông ta thấy rằng tất cả điều này được đặt ra là để chống lại Pháp Luân Công .
Những tìm kiếm này, ghi nhận bởi Cô Shea, nhấn mạnh sự nối kết những vấn đề giữa nhân quyền hay tự do tín ngưỡng và an ninh quốc gia của Hoa kỳ.
Diễn đàn cũng có mặt của Dr.Shiyu Zhou, một nhà hoạt động tích cực cho Pháp Luân Công vì lý do tự do trên mạng internet cho Trung quốc, và Cô Pang Jin, một cư dân trẻ tại Washington DC, mà mẹ và dì của cô đều bị bắt và kết án trong một phiên toà giả mạo với các bản án rất dài hạn vào năm 2009 vì tín ngưỡng Pháp Luân Công của họ.
Cô Pang đưa ra lời viện dẫn đến Quyết nghị 605 của Quốc hội (tin tức) được thông qua hồi tháng Ba 2010, trong lời phát biểu của cô, có nói rằng “chia xẻ nỗi đau khổ của các đệ tử Pháp Luân Công và gia đình của họ, những người đã chịu bức hại, khủng bố, đe doạ, bắt giam, tra tấn và thậm chí bị giết” vì lòng thành tín của họ đối với Pháp Luân Công .
“Sự ủng hộ này từ những người Hoa kỳ tốt bụng thật sự cho những người đang bị chịu đựng đau khổ tại Trung quốc những niềm hy vọng” cô Pang nói, cô ta bị mất liên lạc với mẹ cô sau khi bà ta bị kết án trong một phiên toà giả mạo với bản bán 10 năm tù.