Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Một bé gái 4 tuổi đã đến 37 quốc gia để nói về Nhân quyền sau khi ba em bị giết tại Trung quốc



Đoàn “Những Cánh hoa Hoà bình” Thế giới ra đời vì hiểu được nguyện vọng của em

    


Bé Pháp Độ 4 tuổi đang bưng vòng hoa và ảnh người cha đã quá cố trong một cuộc diễu hành tại Geneva vào dịp hội nghị nhân quyền

NỮU ƯỚC (TTTTPLDP) Bé Fadu (Pháp Độ) chỉ mới 4 tuổi, nhưng em đã hiểu rất nhiều về ba em, Chengyong Chen là một người cha can đảm.

Ông Chengyong trước đây thường hay bị công an Trung quốc hành hung, bị bắt bớ và tra tấn nhiều lần chỉ vì ông ta tu luyện Pháp Luân Công.

Thi hài đã bị rửa mục của ông được tìm thấy trong một căn nhà hoang vào mùa hè năm 2001.

Trong 3 năm qua — Fadu lúc đó chỉ là một bé sơ sinh khi ba em qua đời — đã đến nhiều quốc gia trên thế giới cùng với mẹ em, kêu gọi chấm dứt chính sách bức hại, khủng bố Pháp Luân Công một cách có hệ thống và vô nhân đạo trong hơn 5 năm qua tại Trung quốc

Ba em bị giết, gia đình tan nát

Ông Chengyong là một thợ điện giỏi tại Guangzhou Paper Manufacturing Corporation.

Khi cựu chủ tịch Trung quốc Giang Trạch Dân phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Chengyong tham gia cùng hàng triệu đệ tử Pháp Luân Công khác đi thỉnh nguyện ôn hoà để chấm dứt chính sách khủng bố, bức hại tại Trung quốc.

Ông Chengyong bị bắt và bị tra tấn nhiều lần vì ông đi thỉnh nguyện.

Không để bị bắt bớ, bức hại tại các “lớp cải tạo” của chế độ, một danh từ có nghĩa là tra tấn và tẩy não, ông ta đành trốn khỏi nhà, lang thang nhiều nơi, không gia đình, không nơi nương tựa.

Vợ ông ta, Jane và bé sơ sinh Fadu được an toàn tại Úc châu, nơi Jane vừa mới được nhập quốc tịch Úc.

Jane nói rằng cô ta mất hoàn toàn liên lạc với Chengyong vào tháng 1 năm 2001. Năm tháng sau đó, tin tức từ Trung quốc nói rằng thi hài của Chengyong bị rửa mục và tìm thấy được tại một căn nhà bỏ hoang vùng phụ cận của Guangzhou.

Rất nhiều nguồn tin đáng tin cậy tại Trung quốc nói rằng có rất nhiều trường hợp công an Trung quốc đã xử dụng để giấu diếm những trường hợp khi chúng tra tấn, đánh đập đệ tử Pháp Luân Công cho đến chết, xong vất thi hài tại những nơi hoang dã để chạy tội, và sau đó báo cáo là không biết.

Khi Chị của Chengyong bị chính quyền địa phương bắt nhận xác Chengyong, cô ta sau đó cũng bị bắt đi cải tạo 2 năm vì không chịu ly khai với Pháp Luân Công.

Bị đau buồn vì cái chết của con trai, và con gái lại bị bắt đi cải tạo, cha già của Chengyong cũng qua đời ngay sau đó.

Bé Fadu, 4 tuổi, kêu gọi công lý và nhân quyền, nguyện vọng của em sau đó ra đời Nhóm “Những Cánh hoa Hoà bình” Thế giới

Từ năm 2001, Fadu đã theo mẹ đi đến 37 quốc gia trên thế giới để nói lên sự thật về câu chuyện của ba em.

Từ Trụ sở Hội đồng Liên hiệp quốc tại Geneva, cho đến Crawford, Texas, từ Vancouver đến Hương cảng, Fadu và mẹ đã xuất hiện trên nhiều báo chí lớn trên thế giới.

Hiểu được câu chuyện của em, Nhóm Những Cánh hoa Hoà bình ra đời (http://www.falunau.org/PetalofPeace/main.htm) để khuyến khích các thiếu nhi và nhi đồng trên thế giới hãy xếp những hoa sen bằng giấy như là một biểu tượng thông cảm cho các thiếu niên, nhi đồng tại Trung quốc đang gặp cảnh gia đình tan nát, màn trời chiếu đất vì chính sách khủng bố, bức hại Pháp Luân Công của Trung quốc.

Rất nhiều trẻ em tại Trung quốc đang lâm vào tình cảnh tương tự như Fadu vì cha mẹ các em bị bắt giam, tù đày, trong các trại cải tạo, lớp tẩy não, bệnh viện tâm thần, các em không nơi nương tựa, không được đi học chỉ vì cha mẹ, gia đình các em tu luyện Pháp Luân Công.

Theo văn hoá cổ truyền Trung quốc, hoa sen — thường mọc nơi bùn lầy — là một biểu tượng của tinh khiết và hy vọng cũng được phát sinh từ trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Cùng với Nhóm Những Cánh hoa Hoà bình, vào tháng trước một nhóm thiếu niên từ Hoa thịnh đốn đã đi bằng xe đạp trên đoạn đường 700 dặm để đến Chicago, ủng hộ cho phiên toà đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý bởi những nạn nhân của y trong chính sách khủng bố vô nhân đạo do y khởi xướng (tin tức).

Các thiếu niên đã gặp gỡ các cấp chính quyền, các phóng viên và các trường học tại các địa phương trên tuyến đường đi, và giải thích về chính sách khủng bố vô nhân đạo tại Trung quốc và những hoàn cảnh rất thương tâm mà các trẻ em Trung quốc gánh chịu.

15-6-2004

 

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8679.

Dịch ngày 19-6-2004, đăng ngày 21-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.