Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Thầy giáo bị chết vì Hành hạ Tàn nhẫn tại Trung quốc

Chính sách khủng bố Pháp Luân Công kéo dài gây nhiều thiệt mạng
08-07-2008
NEW YORK (FDI) – Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp được biết rằng một thầy giáo 55 tuổi tại tỉnh Hồ nam bị chết vào ngày 13 tháng 5, 2008 sau tám tháng bị giam cầm và tra tấn trái phép.
Ông Tang Cibao (唐慈保) là đệ tử Pháp Luân Công thứ 107 bị chết vì hành hạ tra tấn tại tỉnh Hồ nam từ năm 1999. Con số tổng cộng số người chết có xác nhận lên đến 3,163 người.
Ông Tang là một thầy giáo tại trường 7319 Military Factory Family School hiện đang sống tại huyện Lengshuitan, thành phố Yongzhou . Theo nguồn tin từ gia đình ông, bọn công an tại Đồn công an thành phố Yongzhou đến lục soát nhà ông vào tháng năm, 2006, tịch thu máy điện toán, máy in, TV và tiền bạc tại nhà ông. Ông Tang lúc đó đã trốn tránh để khỏi bị bắt.
Nguồn tin này còn cho biết thêm là vào tháng 1, 2007. Ông Tang trở về nhà. Một tên công an địa phương là Feng Defu thì đang chờ ông Tang bên ngoài nhà ông, và bắt bớ ông trái phép và ngày 2 tháng 2, 2007.
Ông Tang sau đó bị đưa đi “Học tập Cải tạo” tại Xinkaipu trong vòng 2 năm. Người ta cho biết rằng ông ta “không còn đủ sức để nói”, và sau đó, ông bị bệnh gan rất nặng.
Gia đình ông ta bị bắt buộc bởi Ban quản trại lên nhận xác ông vào hồi tháng 10 năm 2007. Ông Tang không bao giờ hồi tỉnh sau khi bị tra tấn, và bị chết vào ngày 13 tháng Năm 2008 sau khi bị bệnh nặng vì bị tra tấn, hành hạ.
“Ông thầy giáo vô tội này là người thứ ba chết trong năm qua vì hành hạ xảy ra tại trại cải tạo này” Cô Gail Rachlin, phát ngôn viên Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp nói “Các đệ tử và những người bị giam trong trại này – đều bị giam không hề có xét xử – rỏ ràng là nguy hại cho mạng sống họ”.
Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi dư luận thế giới và các cơ quan độc lập điều tra trường hợp cái chết của ông Tang và những người khác bị giết một cách vô tội. Đặc biệt là khi họ thiếu luật sư đại diện cho các đệ tử này.
Dịch từ: http://www.faluninfo.net/article/722/?cid=84