Đệ tử Pháp Luân Công bị kết án và giam tù gia tăng trong vụ thanh trừng nhân kỳ Thế vận hội
06-02-2009
New York— Các thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc (UBNQLHQ) phải đặt câu hỏi với chính quyền Trung quốc về việc đang xảy ra – và mới đây đã gia tăng — chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung quốc trong buổi Nghiên cứu Thường kỳ Toàn cầu vào ngày thứ Hai, Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp nói vào ngày thứ Sáu.
“Khi UBNQLHQ đang chuẩn bị tham xét tình trạng của Trung quốc, hàng trăm, hàng ngàn người dân Trung quốc đang lê lết trong các trại tù, trại giam, và các xà lim tra tấn chỉ vì họ là đệ tử Pháp Luân Công” phát ngôn viên của Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp, Erping Zhang, nói “Cộng đồng Thế giới phải lên tiếng cho những nạn nhân này, phải cực lực lên án vì con số người bị giam cầm, kết án đang gia tăng vì hậu quả của chính sách càn quét trước Thế vận hội”.
Năm 2008 đánh dấu cho sự leo thang của chính sách khủng bố Pháp Luân Công, khi hàng ngàn người bị bắt và giam giữ trên toàn Trung quốc, hầu hết là bị càn quét, bắt tại nhà bởi các nhân viên an ninh khi họ lùng soát nhà cửa hay bị bắt khi họ có mang tài liệu dính líu tới Pháp Luân Công. Theo cuộc nghiên cứu của Ủy ban Quốc hội Tối cao về Trung quốc, những bản báo cáo chính thức về những vụ càn quét trước Thế vận hội có đăng tải trên các trang mạng internet của 31 tỉnh bang tại Trung quốc.
Nhiều người bị bắt và giam cầm trong thời gian rất lâu trước khi bị xử án vì chính quyền muốn xử sau khi kết thúc Thế vận hội để kết án. Theo đường lối này, trong nhiều tháng sau khi Thế vận hội kết thúc, con số người bị kết án đã gia tăng và các đệ tử này bị kết án lên đến 13 năm tù. Rất nhiều người bị “lao động cải tạo” lên đến 2.5 năm mà không có xử án. Khi đã bị giam tù, những đệ tử này bị tra tấn dã man và có ít nhất 65 người đã bị giết hại vì tra tấn trong năm 2008.
Theo Báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa kỳ về nhân quyền tại Trung quốc “Một số quan sát viên ngoại quốc ước tính rằng các đệ tử Pháp Luân Công chiếm hơn một nửa của tất cả các tù nhân trong các trại cải tạo lao động”.
Tương tự, trong một bản báo cáo vào năm 2005 trong chuyến đi Trung quốc, thì Nhân viên Điều tra Đặc biệt về Tra tấn của Liên hiệp quốc nói rằng 66 phần trăm của những báo cáo về tra tấn mà văn phòng ông ta nhận được thì những nạn nhân là các đệ tử Pháp Luân Công “
Các đại diện Trung quốc có thể tránh né những lời chỉ trích về chính sách đàn áp có hệ thống để chống lại những đệ tử Pháp Luân Công “ Zhang nói “. Liên hiệp quốc, đặc biệt là những ai đang tham gia vào cuộc nghiên cứu này, phải lên tiếng và đặt câu hỏi trực tiếp với chính quyền Trung quốc về vấn đề khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công và cũng là nhóm người tù lương tâm đông đảo nhất trong các trại giam tại Trung quốc”