Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Những người phụ nữ bị tra tấn và hãm hiếp tại trại giam Chaoyang ở Bắc Kinh

Một trường hợp rất ghê tởm, được chứng kiến về sự dã man như trong thời trung cổ tại một thành phố văn minh. (11/27/2002 12:29)

“Những tiếng khóc, kêu than của những người phụ nữ bị tra tấn vẫn còn văng vẳng bên tai tôi, và những cảnh tượng dã man, khủng khiếp vẫn hiển hiện trước mắt tôi”

NỮU ƯỚC, Ngày 27 tháng 11 năm 2002 (Trung tâm Thông tin Pháp Luân Ðại Pháp) – Mei Zhao thức dậy, áo quần ướt đẫm trong cơn gió lạnh thấu xương, run bần bật vì một thùng nước lạnh như băng mà tên cảnh sát vừa dội vào đầu cô để cô hồi tỉnh lại.

Cô ta đã bị ngất xỉu vì tra tấn.

Trong cơn nửa xỉu, nửa tỉnh, Cô.Zhao không còn thấy rõ tên cảnh sát tra tấn cô ta nữa, tên cảnh sát Du Shijun, nhưng cô ta có thể nghe được y, khi y vói tay lấy cây ba tông điện, “Cứ tự nhiên báo cáo với thế giới nếu mầy còn sức! Giang và Ðảng đang cầm đầu quốc gia, tao chỉ nghe theo lệnh thôi”.

Hồi tưởng lại hình ảnh và sự diễn tả của phóng viên báo chí Ian Johnson về cái chết của một cụ già 58 tuổi đã có cháu nội ngoại cách đây ba năm, người mà được giải thưởng Pulitzer, thì những đòn đánh đập và tra tấn Cô.Zhao đang chiụ đựng trong thời gian bị giam cầm tại Trại tù Chaoyang ở Bắc kinh chỉ là điều bình thường trong mấy năm gần đây, trong suốt thời kỳ khủng bố Pháp Luân Công của chế độ Giang Trạch Dân.

Câu chuyện tiếp theo của Cô Zhao khi cô ta kể lại với Trung tâm Thông tin Pháp Luân Ðại Pháp vào ngày 14 tháng 10 năm 2002.

Cả gia đình bị khủng bố, phải bỏ nhà trốn đi, không nơi nương tựa.

Trong ba năm qua, Cô Zhao đã phải trốn khỏi nhà, nằm bờ ngủ bụi, để tránh chính sách hãm hại liên tục, và khủng bố của cảnh sát địa phương, chỉ vì cô ta tu luyện Pháp Luân Công.

Khi Cô Zhao vừa mới trốn để tránh bị bắt, chính quyền đã bắt chồng cô ta để ức hiếp, tra tấn để biết nơi cô Zhao đang trốn. Khi con trai của cô ta đi đến đồn cảnh sát để thăm ba của anh ta, và xin trả tự do cho cha, thì cảnh sát trả lời bằng cách ra lệnh trường học của anh ta đuổi học anh ta. Rồi thì, để tránh khỏi bị đàn áp thêm, con trai của cô ta cũng phải trốn khỏi nhà và ngủ bờ ngủ bụi vào hai tuần sau đó.

Trong thời gian này, ngoài việc lo cho con đường sống của mình, Cô Zhao đã giúp in và phân phát những tài liệu và tin tức khác để trình bày những dữ kiện đã xảy ra cho các đệ tử Pháp Luân Công trên khắp nước. Những hành động cụ thể như vậy là làm sáng tỏ về những vi phạm nhân quyền với các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc vì tất cả các phương tiện truyền thanh, truyền hình đã bị chính quyền Giang Trạch Dân điều khiển.

Một ngày khi Cô Zhao và mấy người khác đang làm việc tại phòng in tài liệu, một nhóm cảnh sát xông vào, đánh dã man tất cả năm người đang làm việc tại đó và đem họ về trại giam Chaoyang. Tại đây, mỗi người bị biệt giam vào xà lim, và sau khi bị những trận đánh dã man của các xà lim trưởng, tất cả họ bị lột cả áo quần bắt đứng dựa vào tường. Khi Cô Zhao hỏi người xà lim trưởng tại sao họ bị đánh mà không có lý do nào cả, các tù nhân ở đó trả lời rằng “Các tên cai ngục bảo họ như vậy. Ðệ tử Pháp Luân Công bị ăn đòn vừa khi bước vào phòng giam. Bà không có gì khác cả. Giang ra lệnh từ trên cao rồi”.

Tra tấn, hãm hiếp tại trại giam

Cô Zhao nói rằng cô ta bị giam trong một phòng cùng với 30 đệ tử Pháp Luân Công khác từ khắp mọi nơi trên Trung quốc. Họ đã đến Bắc kinh để thỉnh nguyện với chế độ Giang Trạch Dân hãy chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công. Tất cả những ai bị bắt đều bị giam tại đây.

Cô Zhao nhớ lại rằng “Cảnh sát dùng tất cả mọi phương tiện có được. Những phương pháp rất tàn nhẫn, gồm cả dùng ba tông điện trong chỗ kín của phụ nữ và giật điện họ, tra tấn bằng điện vào những chỗ có cảm giác mạnh như lòng bàn tay, chổ cong của bàn chân, đầu nấm vú, đốt mặt phụ nữ và tóc bằng diêm thuốc lá và nhét vớ dơ vào chỗ kín phụ nữ hay ở hậu môn.”

Cô Zhao cũng kể lại rằng “Những tiếng khóc, rên rỉ của những phụ nữ bị tra tấn vẫn còn văng vẳng bên tai, và những cảnh tượng dã man, khủng khiếp vẫn hiển hiện trước mắt tôi. Rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã mất mạng chỉ vì họ muốn nói vài sự thật trước công chúng – nhưng bè lũ Giang Trạch Dân đang dùng tất cả mọi thủ đoạn, quyền hành để che đậy sự thật này.”

Cô Zhao nói rằng một đệ tử Pháp Luân Công, Yulan Mei, đã bị chết vì tra tấn trong khi bị bắt ăn uống những đồ ăn như sữa khô và nước muối rất đậm đặc.

Cái chết của cô Mei cũng được báo cáo bởi AFP vào ngày 26 tháng 5, 2000.

Cô Zhao kể tên những tên tra tấn tại trại tù.

Cô Zhao cũng đã cung cấp những tên đã tra tấn ở trại tù đó, kể lại tên cảnh sát Du Shijun, Zhang Yingnan, Zhou Changwang, và Kang Jianjun đã còng tất cả các đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp và bắt họ đứng ở ngoài trời với nhiệt độ lạnh thấu xương trong vòng 12 tiếng đồng hồ từng người một.

Trong lúc bị tra tấn, Du Shijun và Zhang Yingnan dùng ba tông điện để tra tấn ở chỗ kín của phụ nữ và bắt buộc họ mắng chửi và đạp lên hình của Sư phụ Lý Hồng Chí.

Cô Zhao cũng tả lại đôi mắt của cô Li Zhen bị đánh đến bầm đen, cả nửa gương mặt bên phải của cô ta đều bầm tím; và có một cụ già hơn 60 tuổi bị tra tấn ngất xiủ rất nhiều lần, và một cụ khác khoảng 70 tuổi bị dập lá lách; và cách các phụ nữ khác Tan Yingchun và Pan Dongmei từ Quảng Ðông bị hãm hiếp như thế nào khi bị tra tấn.

Phô bày những chi tiết thực tế của những tra tấn, hãm hiếp với các phụ nữ tại trại giam Chaoyang ở Bắc kinh, sẽ là tội chết dưới chế độ Giang Trạch Dân ở Trung quốc. Vì thế, để bảo vệ cô Zhao khỏi bị khủng bố và trả thù của những người “chỉ làm theo lệnh”, tên của cô ta đã phải thay đổi trong bản báo cáo này.

# # #

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=6691;
Dịch ngày 28-11-2002; đăng ngày 30-11-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.