Những nạn nhân mới nhất của chiến dịch mà Giang Trạch Dân đã phát động
10-7- 2011
NEW YORK—Từ ngày 10 tháng Sáu đến 10 tháng Bảy, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (TTTTPLĐP) nhận được tin tức của chín trường hợp của các đệ tử Pháp Luân Công vừa mới bị chết vào năm 2011 vì bị bức hại. Những nạn nhân này từ trên khắp nước và đủ mọi tầng lớp trong xã hội, bao gồm một nông dân từ Sơn Đông, một chủ tiệm sách từ Quảng Đông, và một kế toán về hưu từ Tứ Xuyên.
Như những tin đồn tại Trung quốc rằng cựu chủ tịch Đảng Cộng sản, Giang Trạch Dân, bị não chết hay đã bị chết, những trường hợp mới này nhấn mạnh tính dã man của chiến dịch mà y đã phát động, cũng như nó vẫn tiếp tục trên toàn nước mặc dầu Giang không còn nắm quyền nữa.
“Chúng ta không nên quên rằng Giang Trạch Dân là một tên đại sát nhân. Y đã đích thân chịu trách nhiệm cho chính sách khủng bố Pháp Luân Công bất công mà đã kéo dài trong 12 năm qua và đã gây tang thương cho hàng chục triệu người, bao gồm những người thân của chín nạn nhân và gia đình họ” phát ngôn viên của Pháp Luân Công, Erping Zhang, nói.
“Triều đại của Giang sẽ là một vết nhơ về nhân quyền của Trung quốc cho nhiều thế hệ mai sau. Chúng tôi hy vọng rằng những người tại Trung quốc chạy theo y sẽ xem xét lại lương tâm của mình và không tiếp tục hợp tác với những mệnh lệnh để bức hại các đệ tử Pháp Luân Công nữa”.
Một số nạn nhân đã bị bắt chích vào người bằng những loại thuốc độc không ai biết là gì trong khi bị giam cầm mà đã gây cho họ những thiệt hại về tâm thần cũng như thể xác mà họ vĩnh viễn không bao giờ hồi phục lại.
Vào ngày 30 tháng Năm, Trung tâm đã đăng tải chi tiết của 26 đệ tử khác đã bị chết vì bị hành hạ từ ngày 1 tháng Giêng, 2011 (tin tức/hình ảnh). Những trường hợp mới này đưa con số lên đến 35. Với nỗ lực của chính quyền Trung quốc là phải che dấu những cái chết này và rất khó khăn chuyển tin tức này ra khỏi Trung quốc, con số thật sự các đệ tử Pháp Luân Công bị chết có thể còn cao hơn nhiều.
Sau đây là những tóm tắt của những trường hợp và hoàn cảnh về cái chết của các nạn nhân này. Muốn biết tin tức thêm xin liên lạc Trung tâm:
* Ông Liu Yiming, một kế toán về hưu tại Tứ Xuyên, chết vào ngày 21 tháng Hai, 2011, sau khi bị giam giữ từ năm 2005 khi ông phân phát tài liệu về Pháp Luân Công và những bức hại mà các đệ tử Pháp Luân Công gánh chịu. Ông được thả bốn tháng sau nhưng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê sau khi đã bị chích những loại thuốc độc vào người; ông không bao giờ hồi phục từ tình trạng này.
* Ông Zhang Zenggui, một nạn nhân từ Sơn Đông, chết vào ngày 13 tháng Tư, 2011 ở tuổi 67. Zhang bị bắt cóc tại nhà vào hồi tháng Tư 2010 bởi công an. Ông được thả sau đó khi chính quyền bắt con trai ông phải trả 3000 đồng Trung quốc, nhưng ông ta không bao giờ hồi phục từ những tra tấn khi ở tù.
* Ông Huang Wei, một chủ tiệm sách tại Quảng Đông, bị chết vào ngày 29 tháng Tư, 2011 mới 44 tuổi. Huang bị công an bắt cóc vào sáng ngày 6 tháng Tư, 2009 và bị đưa vào trại Lao động Sanshui mà không được xét xử án, nơi mà anh bị tra tấn nhiều lần và bị chích vào người bằng nhiều loại thuốc bí mật. Anh được thả vào ngày 17 tháng Tư, 2011, chỉ còn bộ xương bọc da, rất yếu và nửa tỉnh nửa mê. Anh bị chết 12 ngày sau đó.
* Ông Sun Xianming, một cựu công nhân nhà máy tại Jilin, chết vào ngày 30 tháng Tư, 2011, 59 tuổi. Sun bị công an bắt cóc vào hồi tháng Tư, 2008 vì dán những bích chương của Pháp Luân Công trong khu vực dân cư và bị đưa đi trại Lao động Fenjin. Ông bị tra tấn tại trại này làm cho một cánh tay của anh bị tê liệt vĩnh viễn. Ông được thả vào hổi giữa năm 2010, ốm yếu và bị bệnh lao phổi. Ông phải trốn khỏi nhà để tránh bị bắt lại và chết vào ngày 30 tháng Tư, 2011.
* Bà Zhao Shuhui, một thường dân tại Bắc kinh, chết vào ngày 2 tháng Năm 2011. Zhao bị bắt cóc tại nhà vào năm 2006 và đưa đi trại Lao động Phụ nữ Bắc kinh trong 2 năm, nơi mà bà bị mắc bệnh tiểu đường và những bệnh tật khác. Sau khi được thả, bà lại bị bắt trước kỳ Thế vận hội và đưa vào trung tâm tẩy não. Vì bị bắt giam và tra tấn nhiều lần đã làm sức khoẻ bà bị suy sụp và bà không bao giờ bình phục lại được.
* Bà Liu Honghua, một cựu công nhân nhà máy điện tại Sơn Đông, chết vào ngày 2 tháng Sáu, 2011. Vào ngày 30 tháng Ba, 2009, công an từ Đơn vị An ninh Công cộng đột nhập mà nhà bà Liu và bắt cóc bà. Bà bị đưa đi trung tâm tầy não cho Pháp Luân Công tại trường Taojialing Dongjiao School, nơi mà bà bị tra tấn dã man. Bà được thả sau đó, nhưng không bao giờ hồi phục và bị chết vào hồi tháng Sáu 2011.
* Bà Zhang Zhongfen, một cư dân tại Chongqing, khoảng 50 tuổi, bị chết vào ngày 14 tháng Sáu, 2011. Công an bắt giam Zhang vào hồi tháng Tám 2008 khi bà nói chuyện với người khác tại chợ ngoài trời về Pháp Luân Công. Bà bị kết án một năm tại trại Lao động Phụ nữ Maojiachan, nơi mà bà bị tra tấn dã man, gây ra bị thương tích trên đầu và bị gãy chân. Bà được thả vào năm 2010, nhưng không bao giờ hồi phục và bị chết vào tháng Sáu 2011.
* Bà Du Juan, một thường dân tại Bắc kini, 56 tuổi, bị chết vào ngày 14 tháng Sáu, 2011. Bà Du bị công an bắt giam vào ngày 6 tháng Năm 2010 và bị đưa đi nhà giam Phụ nữ lần thứ hai vì tu luyện Pháp Luân Công, lần này là ba năm. Bà bị tra tấn dã man và gây ra bệnh ung thư. Mặc dầu gia đình bà nhiều lần xin thả vì lý do sức khoẻ, bà vẫn bị giam tù mà không được chữa trị và chết vào ngày 14 tháng Sáu, 2011.
* Ông Bai Shuang, một giáo viên chừng 50 tuổi, tại Hắc long giang, chết vào ngày 20 tháng Sáu, 2011 tại Nhà giam thành phố Mudanjiang. Bai bị bắt cóc tại nhà ông vào ngày 15 tháng 1, 2010 và đưa đi trại giam. Sau đó ông bị đưa vào nhà tù, nơi mà ông bị tra tấn đến nỗi bị tai biến mạch máu não. Vì không được săn sóc thuốc men, ông ta bị chết trong tù vào ngày 20 tháng Sáu, 2011.