Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Tỉnh Hắc Long Giang có số học viên bị bức hại đến chết nhiều nhất Trung Quốc

Một bà 53-tuổi và một ông 66-tuổi đã bị sát hạt trong lần tàn sát gần đây tại Hắc Long Giang

New York (FDI) — 132 là con số những ca học viên Pháp Luân Công tử vong tại tỉnh Hắc Long Giang (Heilongjiang) được tính kể từ khi Giang Trạch Dân bắt đầu ra lệnh “trừ bỏ” môn tu tập tinh thần này vào năm 1999. Trong tổng số 824 ca được ghi nhận trên toàn quốc, thì Hắc Long Giang, một tỉnh nằm ở cực đông-bắc Trung Quốc, chiếm 16%, và là tỉnh có số tử vong cao nhất.


Bà Liu Tongling đã bị bức hại đến chết tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (Harbin, thành phố thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang). Đây là một trong 132 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại tỉnh đông-bắc này.

Hàng trăm báo cáo từ Trung Quốc trong vòng 4 năm qua đã cho thấy Hắc Long Giang đã có rất nhiều những vụ bắt bớ, tẩy não, tra tấn xảy ra thường xuyên.

Cựu bí thư đảng tại Hắc Long Giang, Xiu Youfang, và cựu chủ tịch tỉnh, Tian-Fengshan, được biết đều đã có quan điểm thẳng thừng trong việc triển khai chính sách khủng bố của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công, theo các nguồn tin từ Hắc Long Giang. Cả hai quan chức này đều bị loại khỏi chức vụ của mình vì những cáo buộc tham nhũng hiển nhiên không liên can.

Theo thống kê về tử vong, thì hai tỉnh lân cận là Cát Lâm (Jilin) và Liêu Ninh (Liaoning) cũng đứng ngay sau Hắc Long Giang, mỗi tỉnh chiếm 11% tổng số tử vong được ghi nhận. Tỉnh Sơn Đông (Shandong) cũng chiếm 11%, và tiếp đó là tỉnh Hà Bắc (Hebei) với 10%, rồi đến Bắc Kinh (Bejing) với 7%.

Khoảng 75% trong tổng số các ca tử vong có nguyên nhân là do bị đánh đập cũng như tra tấn dã man. 10% là do bức thực. Phần còn lại là những ca “bí hiểm” như học viên bị chết trong bệnh viện tâm thần vì bị tiêm những loại thuốc không rõ nhãn mác, hoặc bị “trượt chân ngã” từ lầu cao hoặc từ đồn cảnh sát.

Một số nguồn tin từ trong chính quyền Trung Quốc cho biết rằng tổng số tử vong thực tế có thể là từ 4.000 đến 10.000 người.

Hai trường hợp tử vong gần đây

Cụ bà Liu Tongling 53 tuổi cư ngụ tại làng Chensan quận Rang thành phố Daqing. Ngày 12-9-2003 bà Liu bị bắt và giam tại Trung tâm Cai nghiện Thành phố Cáp Nhĩ Tân sau khi chính quyền phát hiện rằng bà học Pháp Luân Công. Cái gọi là “Trung tâm Cai nghiện” trên thực tế chính là một trại tù trá hình chuyên để giam cầm, tra tấn và tổ chức các “lớp học” tẩy não đối với các học viên Pháp Luân Công.

Một tháng sau, ngày 12-10-2003 bà Liu đã chết tại Trung tâm đó.

Các nguồn tin đã cho biết bà Liu đã phải chịu cực hình trong hai ngày liên tiếp trước khi qua đời. Gia đình bà Liu, sau khi khám nghiệm thân thể bà, đã cho biết thân thể bà vẫn còn đầy mình bầm tím, kèm theo nhiều vết điện đốt trên ngực. Dùi cui điện, như mọi người đều biết, là một hình cụ tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc thường dùng đối với các học viên Pháp Luân Công.

Cụ ông Li Ruqing 66 tuổi là một nhân viên đã nghỉ hưu trước công tác tại Văn phòng Mỏ thành phố Shanyasan, tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 7-10-2003 ông bị bắt vì đã phân phát những tài liệu về Pháp Luân Công. Sau đó ông bị kết án bảy năm tù giam và bị chuyển đến nhà tù Mudanjian. Ngày 9-10-2003, ông Li đã bị tra tấn đến chết và thân thể của ông bị hoả thiêu ngay sau đó.

3-12-2003 22:50

# # #

Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8126.

Dịch và đăng ngày 7-12-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.