Một tù nhân có tên trong danh sách “hành động khẩn cấp” của Tổ chức Đại xá Quốc tế đã bị đánh đập đến chết ngay buổi sáng sau lễ Giáng sinh
Đó là một công dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, người đã phát sóng trên kênh truyền hình Trung Quốc tố cáo về sự hung tàn đang được che đậy rất tinh vi của một cựu lãnh đạo Trung Quốc
|
NEW YORK (FDI) — Sau 21 tháng bị hành hạ và ngược đãi, một trong số những người phát sóng trên làn sóng của đài truyền hình của nhà nước Trung Quốc quản lý, với mục đích lật tẩy sự bạo tàn vốn được che đậy rất tinh vi của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công, đã chết vào sáng Thứ Sáu trong trại giam của cảnh sát Trung Quốc.
Ông Chengjun Liu (Lưu Thành Quân) đã bỏ ra hơn hai năm làm việc để cho những người dân nông thôn vùng sở tại biết được sự thật về ngược đãi và giết hại các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, một tội ác của Giang Trạch Dân vốn được che đậy bằng những chiến dịch vu khống tinh vi do các cơ quan truyền thông của nhà nước.
Ngày 5-3-2002, ông Lưu đã tham gia vào sự kiện tạm chiếm đường truyền hình cáp tại Trường Xuân (Changchun), một thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm (Jilin) vùng đông bắc Trung Quốc, để vạch trần tội ác đàn áp Pháp Luân Công và vạch trần những thủ đoạn mà Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) dùng để che đậy chúng.
Sự kiện phát sóng vào ngày 5-3-2002 ở Trường Xuân đã gây một làn cơn sốc khắp Trung Quốc, và hàng trăm nghìn khán giả tại Trung Quốc đã lần đầu được thấy những báo cáo chân thực về “chiến dịch” của Giang Trạch Dân nhằm “tiêu diệt” Pháp Luân Công ngay trên tổ quốc của mình một cách có hệ thống. Chương trình phát sóng có sử dụng các tư liệu từ những tổ chức nhân quyền quốc tế, từ các hãng truyền thông và tin tức quốc tế. Những thông tin như vậy rất phổ biến bên ngoài Trung Quốc. Nhưng tại Trung Quốc, thì tất cả những gì người dân được nghe, được thấy về Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông (do nhà nước quản lý) đều bị kiểm soát gắt gao, với mục đích sử dụng các kênh thông tin đó để đàn áp Pháp Luân Công.
Từ các nguồn tin tại Bắc Kinh, thì chương trình phát sóng này đã làm Giang Trạch Dân (hồi ấy vẫn đang đương quyền) vô cùng tức giận, khiến y ban bố hàng loạt chỉ thị nhằm bắt giữ và trừng phạt những ai làm chương trình phát sóng cũng như các học viên Pháp Luân Công toàn Trung Quốc.
Chỉ trong vài ngày sau đó, đã có hơn 5000 người dân, mà công an cho rằng đó là học viên Pháp Luân Công, đã bị bắt giữ trông một cuộc càn quét vô tiền khoáng hậu trên diện rộng tại Trường Xuân, và thành phố này bị đặt vào tình trạng gần như thiết quân luật. Nhiều nguồn tin từ Trường Xuân cho biết hàng chục người đã bị chết do bị cảnh sát đánh đập trong cuộc phong toả này. Mặc dù các kênh thông tin đều bị dập tắt nhưng đã có nhiều cố gắng liên lạc để có được các thông tin về từng trường hợp cá nhân. Ít nhất sáu trường hợp tử vong đã được kiểm chứng.
Ngày 15-3-2002, trụ sở chính của Tổ chức Đại xá Quốc tế (Amnesty International) ở Luân Đôn (London) đã ra một tuyên cáo về “hành động khẩn cấp” về các học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân, trong đó tên ông Liu được ghi rõ. Trong bản tuyên cáo có đoạn viết: “Hàng chục thành viên của Pháp Luân Công, một hoạt động tinh thần, theo báo cáo đã bị bắt giam trong một cuộc đàn áp an ninh ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Tổ chức Đại xá Quốc tế chúng tôi tin rằng họ đang đứng trước nguy cơ bị đánh đập, bị ngược đãi […] Theo các báo cáo, các điểm ‘chặn để lục soát’ đã mọc lên khắp nơi trong thành phố và hàng chục người được coi là học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam.”
Ngày 24-3-2002, ông Liu đã bị bắt vì liên can vào hoạt động phát sóng. Sau khi bắt ông, một viên cảnh sát đã rút súng bắn hai phát vào chân ông Liu, và nói rằng (theo báo cáo): “Giờ mày còn trốn nữa không?”
Tháng 9-2002, ông Liu bị kết án đến 19 năm tù giam và bị chuyển đến trại lao động cải tạo tỉnh Cát Lâm.
Trong quá trình bị giam cầm, nhiều nguồn tin đã cho biết, ông Liu chịu rất nhiều đánh đập và ngược đãi. Theo những người tận mắt thấy ông Liu vào tháng 10-2003, ông đã liệt hẳn và “không còn nhận ra hình thù gì nữa” vì bị đánh đập nhiều quá. Mặc dù đã có báo cáo Y-khoa vào ngày 24-10-2003 về “suy thận cấp tính, loạn mạch tim, nguy hiểm đến tính mạng”, nhưng chính quyền đã từ chối hàng loạt yêu cầu cứu chữa của gia đình ông Liu.
Lúc 4 giờ sáng ngày 26-12-2003, ông Liu đã qua đời vì thương tích quá nặng. Theo những người chứng kiến tận mắt, đã thấy máu rỉ ra từ mũi, tai, chân và một số chỗ khác của thân thể ông Liu.
Xác ông Liu bị hoả thiêu 7 tiếng đồng hồ ngay sau cái chết của ông, không hề có khám nghiệm tử thi hay sự đồng ý của thân nhân gia đình.
Hoả táng vội vàng tiếp sau cái chết của các học viên Pháp Luân Công, thậm chí trước cả khi gia đình thân quyến được phép đến nhận xác, là một hành vi “phổ biến”. Theo rất nhiều nguồn tin từ Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho cảnh sát tại tất cả trại giam, rằng học viên Pháp Luân Công chết trong nhà giam được tính là “tự sát”, và tử thi cần được hoả thiêu ngay. Hiển nhiên đó là để che dấu bằng chứng phạm tội.
Sáng sớm hôm nay (29-12-2003) các học viên Pháp Luân Công ở hàng chục thành phố trên thế giới đã tuyên bố sẽ mở hàng loạt cuộc họp báo ngay trước lãnh sự và đại sứ quán Trung Quốc, và tổ chức tưởng niệm ông Liu.
“Con người này đã dũng cảm vạch mặt cái ác, chỉ rõ tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công, sao cho người dân Trung Hoa có thể tự mình thấy được sự thật. Ông đã có thiện tâm, đề cao tinh thần bất bạo hành và đã làm được như vậy dẫu rằng chính ông phải chịu xiết bao ngược đãi bạo hành,” ông Erping Zhang, phát ngôn viên của Trung Tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI), nói, “Trên hầu hết các nước trên thế giới, hành động như ông Liu đều được tôn vinh là anh hùng của nhân quyền, vì đó là thể hiện của sự tự bảo vệ đức tin của mình một cách hoà bình, và đồng thời vén bỏ tấm màn chắn của Giang Trạch Dân nhằm che đậy sự thật. Nhưng đáng tiếc thay, ở Trung Quốc, những kẻ tuân theo Giang Trạch Dân ‘trừ bỏ’ Pháp Luân Công, đã đưa ông ra ngoài vòng pháp luật và đánh đập ông đến chết.”
29-12-2003
# # #
Bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8207.
Dịch và đăng ngày 31-12-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.