Tra tấn về Tâm thần đối với các đệ tử Pháp Luân Công đang gia tăng, theo bản báo cáo của Liên hiệp quốc

Bản in Bản in

Phái đoàn Trung quốc tại Ủy ban Nhân quyền cố tình làm im tiếng đối với những lời khai của các nhân chứng về Pháp Luân Công

25-3- 2010

New York— Một bản báo cáo được đệ trình cho chuyên gia về tra tấn tại Liên hiệp quốc vào tuần trước và sau đó những lời phát biểu trong buổi họp lần thứ 13 của Ủy ban Nhân quyền đã nhấn mạnh đến tình trạng báo động về mức độ leo thang việc tra tấn về tâm thần dùng để chống lại các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc.  Những phương pháp tra tấn thường dùng như là sử dụng các loại hoá chất mà sẽ gây thương thích cho hệ thống thần kinh.

Cơ quan Hành động Nhân quyền Cho Pháp Luân Công tại San Diego, Hoa kỳ đã đệ trình vào thứ Ba tuần trước có đầy đủ chi tiết của 1,089 trường hợp các đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn về tâm thần dưới nhiều hình thức khác nhau, gây ra điên loạn, đau đớn cùng cực, bán thân bất toại, và đôi khi bị chết.

Ngoài việc nhiều bệnh viện đã tham gia vào việc dùng thuốc tâm thần để chống lại các đệ tử Pháp Luân Công, các đệ tử cũng bị chích thường xuyên những loại thuốc khác tại “trại lao động cải tạo” và trong các nhà giam.  Bản báo cáco được đệ trình lên với sự yêu cầu chú tâm của Ủy hội Tra tấn tại Liên hiệp quốc, Ủy hội Tự do Tín ngưỡng, và các ban ngành khác.

“Vì không bức chế được ý chí của các đệ tử Pháp Luân Công bằng tra tấn về thể xác, chính quyền Trung quốc đã gia tăng việc sử dụng những hoá chất gây độc hại cho hệ thống thần kinh nhằm gây tê liệt bộ nhớ trong não của các đệ tử Pháp Luân Công” Shizhong Chen, đại diện cho Cơ quan Hành động Nhân quyền Pháp Luân Công và cũng là Hội Liên hiệp quốc tại San Dieo nói, trong một một cuộc họp báo tuần trước để công khai hoá việc đệ trình bản báo cáo lên Liên hiệp quốc.

“Hành động tra tấn dã man về tâm thần này đã gây ra hàng trăm đệ tử điên loạn.  Đây là tội ác mà chúng ta tại đây phải lên án, và nó là tội ác mà chúng ta tại đây phải yêu cầu thế giới giúp đỡ để ngăn chận.”

Tổ chức Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền đã thâu thập những tra tấn về tâm thần đối với các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc trong những năm gần đây.  Đây là phương cách tra tấn mà chính quyền Trung quốc đã dùng trong nhiều thập niên qua chống lại những ai có quan điểm không đúng với quan điểm của Đảng Cộng sản Trung quốc.

Những nỗ lực đầu tiên nhằm để vạch trần sự tra tấn dã man này đã được phác hoạ bởi Robin Munro trong quyển sách kể lại những trường hợp đã xảy ra cho chính ông.  Trong quyển sách ông xuất bản hồi năm 2006, Điều tra về Tâm thần tại Trung quốc:  Tù nhân lương tâm, Tâm thần và Luật pháp sau 1949 tại Trung quốc , Munro nói rõ trong một chương về vấn để khủng bố tâm thần đối với Pháp Luân Công tại Trung quốc (muốn biết thêm, xin đọc tại đây).

Trong lời phát biểu, Ủy ban Hành động Nhân quyền Pháp Luân Công nhấn mạnh rằng nhu cầu cho cộng đồng y khoa thế giới phải có biện pháp thích đáng về việc tra tấn tâm thần với một mức độ rộng lớn như thế này.

“Chúng tôi cũng biết đích danh những bác sĩ đã dùng khả năng y học của họ đã làm những việc hoàn toàn trái ngược với lương tâm của nghề y”  Chen nói “Chúng tôi yêu cầu thế giới phải cấm các bác sĩ này hành nghề vì đã tham gia vào những tội ác này”.

“Thứ hai, trong bản báo cáo của chúng tôi, chúng tôi có đưa ra danh sách 200 bệnh viện đã tham gia vào tra tấn tâm thần.  Chúng tôi yêu cầu những cơ quan tạp chí không cho phép những bệnh viện này đăng bài viết của họ.  Chúng ta phải bảo đảm rằng những cá nhân, bao gồm luôn các bác sĩ tham gia vào những tra tấn này, và các trưởng bệnh viện, phải chịu trách nhiệm về những hành động mà họ đã làm”.

Phái đoàn Trung quốc cố tình làm im tiếng lời khai của các nhân chứng

Có một sự kiện đã gây ra nhiều sự chú ý trong buổi họp vào thứ Hai tuần trước tại Ủy ban Nhân quyền là các đại diện của phái đoàn Trung quốc đã cố tình tìm mọi cách ngăn cản việc Anh Chen đọc bản báo cáo trước Ủy ban.

Phái đoàn Trung quốc đưa ra vài lời chống đối để không cho đọc lời khai của nhân chứng, gây ra trì trễ trong mấy tiếng đồng hồ.  Cuối cùng, một thành viên của phái đoàn Liên hiệp quốc lên tiếng nói là việc làm của họ là không đúng, giống như hành động của kẻ côn đồ, không có lý lẽ, đúng đắn, và phí thời gian của hội nghị, và khích lệ buổi họp tiếp tục (xem phần ngăn cản  phần 1 / phần 2).  Cuối cùng Anh Chen đã có cơ hội đọc hết lời phát biểu, mà đã gây ra sự chú ý lớn trong số các thành viên của các chính phủ và các cơ quan phi chánh phủ trong hội nghị  (Báo cáo).

Các nạn nhân bị tra tấn kể lại những gì họ đã gánh chịu cho các Chuyên gia Liên hiệp quốc

Cũng tham gia trong hội nghị của Ủy ban Nhân quyền có năm đệ tử Pháp Luân Công, những người đã bị giam tù và bị tra tấn, bao gồm tra tấn về tâm thần.  Những nạn nhân kể lại những gì họ trải qua trong những cuộc họp với các chuyên gia của Liên hiệp quốc và tại cuộc họp báo nói về việc đệ trình bản báo cáo về tra tấn tâm thần.

“Hồi tháng Tư 2001, công an tại Sở An ninh quốc gia tại Jilin, Phòng 610, và đơn vị bộ đội 465 bắt tôi một cách bí mật và đưa tôi đến trại của bộ đội 465, nơi mà họ liên tục tra tấn tôi bằng độc dược”  Cô Fang Siyi, hiện đang tỵ nạn tại Phần lan, nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba.

“Năm bác sĩ quân đội đè tôi xuống giường, căng hai chân, tay tôi xuống.  Sau đó họ tiêm vào tay và chân của tôi bằng nhiều loại thuốc.   Sau khi tiêm xong, tôi cảm thấy lạnh đến xương sống, muốn ói mửa, và rất đau đớn trên toàn thân tôi.  Ngay lập tức, ngón chân trái của tôi biến thành màu tím.  Vì tôi giật chân không cho  họ chích, họ đâm kim vào thịt tôi và xoáy trong đó.  Tôi bị đau đến nỗi không chịu nỗi và đập đầu tôi vào tường”.

“Sau khi gia đình tôi biết rằng tôi đã bị bắt, các công an từ Phòng 610 và các bác sĩ rất lo ngại.  Họ sợ gia đình tôi thấy được những gì tôi đã bị gánh chịu…, vì thế họ tiêm cho tôi những loại thuốc khác”  cô Fang nói “ngón chân tím của tôi bớt dần dần, nhưng đầu óc tôi vẫn còn ngu dại và tôi chịu những cơn ác mộng, thị lực của tôi bị mất rất nhiều, tôi bị yếu trong nhiều tuần đến nổi không đi đứng được”.

Dịch từ: http://www.faluninfo.net/article/1005/?cid=84

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 13-05-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan