Gần 100 Đệ tử Pháp Luân Công Bị Giết trong năm 2009, Tài liệu Báo cáo Mới

Bản in Bản in


04-2-2010

NEW YORK – Một số lớn công dân Trung quốc bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công tiếp tục bị chết vì sự dã man mà họ phải gánh chịu tại các đồn công an, các trại lao động cải tạo và nhà tù trên khắp Trung quốc , bản báo cáo mới của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp vừa mới phát hành hôm thứ Hai.

Tin tức thâu thập từ Trung quốc  và quốc tế, bản báo cáo dài 46 trang, đề “Bị Giết vì Tín Ngưỡng của Họ: Pháp Luân Công bị Giết vì Hành hạ trong năm 2009,” ghi đầy đủ cái chết của 96 đệ tử Pháp Luân Công trong năm 2009 (danh sách).  Vì sự khó khăn để thu thập tin tức từ Trung quốc, con số người chết thật sự có thể còn cao hơn nhiều.  Vì còn nhiều bản báo cáo đến chậm trong những tuần lễ sắp tới, con số người chết được báo cáo cũng có thể lên cao hơn.

“Chúng ta phải lưu ý rằng những trường hợp trong bản báo cáo này là chỉ biết những người mà bạn bè, gia đình của họ rất can đảm và có đủ hiểu biết công nghê mới đưa những báo cáo chi tiết cho chúng tôi… con số thật sự của những người bị giết chắc chắn còn cao hơn nữa”, Giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp , Levi Browde, nói “Tuy  nhiên, điều quan trọng nhất mà trong bản báo cáo này là – có ít nhất 96 người vô tội, những người còn sống vào năm ngoái là nay đã bị giết chỉ vì sự chọn lựa tín ngưỡng của họ – đây là biểu tượng nguy hiểm mà mỗi đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc phải đối diện”

“Ngoài ra, những chi tiết của các trường hợp đã nhấn mạnh rằng những cái chết này không phải là kết quả của sự tra tấn trong các địa phương [cục bộ].  Mà thật ra, nó là tại vì sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc sử dụng bất cứ phương tiện nào để tận diệt một hệ thống tu luyện của hàng triệu người”  Browde nói “Những người có trách nhiệm – từng cấp lãnh đạo của Đảng – phải được đưa ra trước công lý”

Những nạn nhân có tên trong bản báo cáo là từ mọi tầng lớp trong xã hội, và khắp mọi địa phương.  Đại đa số người bị giết là vì hành hạ về thể xác và tra tấn tinh thần hay bị từ chối không cho họ khám bệnh khi họ bị giam trong tù.  Rất nhiều người bị giết chỉ mới bị giam trong vòng vài tiếng đồng hồ, hay vài ngày sau khi bị bắt.  Một trường hợp rất trắng trợn, vào tháng Tư năm 2009, công an bắt cóc một phụ nữ 39 tuổi tại nhà cô ta tại Bắc kinh.  Chỉ chiều hôm đó, cô ta bị chết, được biết là sau khi bị tra tấn bằng ba tong điện rất dã man (cái chết của Ms. Sun Min).

Vài trường hợp khác, các đệ tử được trả về gia đình trong khi họ đã sắp chết, chỉ bị chết ngay sau khi được về nhà.  Việc trả về nhà khi sắp bị chết và việc hoả tang gấp rút ngay sau khi chết là những thủ đoạn được dùng bởi chính quyền Trung quốc  để che dấu bằng chứng và trốn tránh trách nhiệm về việc tù nhân chết khi bị giam trong tù.

Chín mươi sáu nạn nhân là những người từ nhà nông cho đến các nhà đầu tư, các công nhân nhà máy đã về hưu, cho đến các viên chức, những người nội trợ hay bác sĩ.  Đại đa số là trước đó đã bị bắt giam tại những trại lao động vì tu luyện Pháp Luân Công.  Như những năm trước đây, vùng Đông bắc Trung quốc  là những vùng nguy hiểm nhất cho các đệ tử.

“Sự tàn bạo của những vụ giết chóc ngoài vòng pháp luật, mức độ địa lý rộng lớn, và sự không trừng phạt quanh những cái chết đã gợi lên những quan tâm nghiêm túc về xã hội với những bạo lực như thế cho cả nạn nhân và kẻ gây ra”  Browde nói.  “Không có gì là bảo đảm đối với những kẻ bạo hành chống lại các đệ tử Pháp Luân Công hôm nay sẽ không làm giống như thế đối với các công dân khác vào ngày mai”.

Những trường hợp và chi tiết nói đến trong bản báo cáo là được thu thập từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm lời khai của thân nhân hay bạn bè của người chết, bằng chứng bằng hình ảnh, những trao đổi trên điện thoại mà những người điều tra điện đến công an hay chính quyền trại giam.  Hình ảnh có được đối với những trường hợp khi các đệ tử được ra tù trước khi họ bị chết, trong nhiều trường hợp, bị bỏ đói đến lòi xương và thấy các dấu vết bị tra tấn  (trường hợp Mr. Zhu Hongbing).

Một vài trường hợp cũng được dư luận quốc tế như Liên hiệp quốc và các nhóm nhân quyền báo cáo trong năm.  Vào tháng Sáu năm 2009, báo Financial Times đăng tin câu chuyện của ông Fu Ziming, người bị giết chỉ sau khi bị bắt giam trong vòng vài ngày vì ông viết “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” trong khi thăm viếng một nơi danh lam thắng cảnh  (chi tiết).  Cái chết của ông Jiang Xiqing, 66 tuổi tại trại lao động cải tạo Chongqing cũng được các nhóm nhân quyền chú ý vì sau khi luật sư của ông điều tra cái chết của ông cũng bị công an bắt và đánh đập (chi tiết).

“Bị Giết vì Tín ngưỡng của họ” cũng ghi lại 16 trường hợp các đệ tử Pháp Luân Công bị giết mới đây vì tra tấn trong tù cũng được Ủy ban Đặc biệt Liên hiệp quốc về Tử hình Ngoài vòng Pháp luật có viết trong bản báo cáo hằng năm được phát hành vào tháng Năm 2009.  Bản báo cáo không ghi lại những trường hợp các đệ tử Pháp Luân Công bị giết để lấy cắp các bộ phận nội tạng của họ cho việc cấy ghép vì tính cách bí mật của sự việc này.  Tuy nhiên, từ năm 2006, hàng loạt bằng chứng cụ thể và những cuộc điều tra đã chỉ rõ sự thật, và có thể vẫn tiếp tục, những sự kiện mổ cắp nội tạng.  Mức độ rộng lớn đến đâu thì không được biết.

Tổng cộng, từ năm 1999, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã ghi nhận có 3,352 đệ tử Pháp Luân Công bị giết vì đủ mọi hình thức bức hại.  Với nổ lực to lớn của Đảng Cộng sản Trung quốc để ngăn chận những vụ điều tra về những cái chết bất ngờ của các đệ tử Pháp Luân Công, con số người chết thật sự trong năm 2009 và con số tổng cộng người chết đúng ra cao hơn rất nhiều so với con số mà Trung tâm thâu thập được.

Những Tìm thấy thêm
Trong khi xem xét chi tiết của 96 trường hợp bị giết trong năm 2009, có vài sự trùng hợp:

•    Mười bốn đệ tử bị giết trong vòng hai tháng sau khi bị bắt: Những đệ tử này – bao gồm những người trong khoảng 30 đến 40 tuổi – bị giết chỉ trong vòng vài ngày, hay vài tuần hay thậm chí chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bị bắt giam, thường là sau khi bị bắt tại nhà họ, nơi làm việc của họ hay ngay trên đường phố.

•    Hơn một phần ba của những người bị giết xảy ra trong khi bị giam: Trong 33 trường hợp trong số 96, những nạn nhân bị giết trong khi bị chính quyền Trung quốc giam, có thể trong tù, trại lao động cải tạo, trại “tẩy não”, hay trại giam.  Trong vài trường hợp, thân nhân họ được phép xem xét thi hài và nhận thấy có dấu hiệu bị tra tấn.

•    Nhiều người bị chết chỉ sau khi được trả về nhà vì bị tra tấn trong tù: Chính quyền thường trả các đệ tử Pháp Luân Công về nhà khi họ sắp chết để trốn tránh trách nhiệm về cái chết của họ.  Những đệ tử này thường bị chết chỉ trong vòng vài ngày hay vài tháng, vì đã quá trễ để cho việc điều trị hay tập các bài động tác Pháp Luân Công để giúp họ lấy lại sức.

•    Cấm không cho chữa trị đưa đến hơn 20 người bị chết: Vì các đệ tử Pháp Luân Công có nhiều lợi ích về sức khoẻ khi tu luyện, nhưng họ bị cấm không cho tập luyện khi bị giam, nhiều đệ tử có bệnh trước đây đã tái phát hay bị yếu hệ thống miễn nhiễm đã làm cho họ dễ bị nhiễm những bệnh như lao phổi.  Hai mươi mốt người bị chết trong năm 2009 là do các bệnh cũ tái phát hay nhiễm những bệnh mới khi họ không được phép khám bệnh hay bị cấm không cho tập các bài động tác Pháp Luân Công.

•  Chính quyền cố tình tìm cách che dấu những cái chết của đệ tử Pháp Luân Công: Chính quyền thường cố gắng bằng mọi cách để che dấu những nguyên nhân đưa đến cái chết của các đệ tử Pháp Luân Công và cấm đoán không được điều tra nguyên nhân của cái chết, vi phạm cả luật lệ Trung quốc và luật lệ quốc tế.  Trong số các thủ đoạn dùng trong năm 2009 là: doạ nạt thân nhân họ không được cho mọi người biết về cái chết thân nhân họ, bắt buộc thân nhân họ chấp thuận phải hoả táng để phi tang những bằng chứng về tra tấn, bắt nhốt thân nhân những ai tìm kiếm nguyên nhân hay bắt bồi thường, cố tình “ăn cắp” thi hài từ gia đình, và đánh đập luật sư muốn điều tra về cái chết.

•    Những người bị giết trong 24 tỉnh bang, nhưng vùng đông bắc vẫn là vùng giết hại nhiều nhất: Những cái chết xảy ra trong 24 tỉnh bang trong số 31 tỉnh bang và vùng tự trị của Trung quốc, bao gồm vùng Nội địa Mông cổ và Xinjiang.  Tuy nhiên, vùng giết hại nhiều nhất vẫn là vùng đông bắc Trung quốc.  Số người bị giết trong 4 tỉnh Hắc long giang, Liêu ninh, Jilin và Sơn đông lên tổng số 42 trong số 96 người bị giết.  Điều này cũng giống như những năm trước và tỉ lệ người tu luyện Pháp Luân Công rất cao trong vùng kể cả trước khi Pháp Luân Công bị cấm đoán trước năm 1999.

http://www.faluninfo.net/article/956/?cid=84

Chủ đề: Tin tức
Đăng ngày: 18-04-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Các bài liên quan