Phân tích những lý do lịch sử, xã hội và chính trị đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Bản in Bản in

Theo các công bố trên Nhật báo Nhân Dân (Trung Quốc) số ra ngày 27 tháng Bảy năm 1999, và những ghi nhận của các nhân vật trong chính quyền, dưới mắt các nhà lãnh đạo Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) sự xung khắc giữa Pháp Luân Công và chủ nghĩa Cộng Sản được xem như là một cuộc đấu tranh giữa thuyết hữu thần và chủ nghĩa vô thần, giữa khoa học và mê tín, giữa duy tâm và duy vật. Kỳ thật, sự đối lập này hết sức sai lệch. Cho dù như vậy, các vấn đề về ý thức hệ này không phải là lý do thật sự của việc bài trừ Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không bàn về mê tín hay duy tâm, và nó tuyệt đối không chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản. Giả sử nếu Pháp Luân Công “chống lại” Chủ Nghĩa Cộng Sản hay Chính Phủ, thì đó có nghĩa là hàng triệu học viên sẽ tự chống lại bản thân: hàng triệu học viên là thành viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi bị cấm, và trong đó bao gồm nhiều viên chức cao cấp. Toàn bộ vấn đề này đã được giải thích cặn kẻ trong “bức thư 10,000 chữ” của các học viên gởi cho Chính Quyền Trung ương. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lý do đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Chính Phủ Trung Quốc.

Các vấn đề lịch sử

Việc phân loại Pháp Luân Công như một “tà giáo” chỉ là một lối tự biện hộ nhằm để có thể tiêu trừ môn Pháp này. Nhiều thân nhân của nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng Cộng Sản là đệ tử Pháp Luân Công. Ông Lý đã truyền giảng Pháp cho công chúng trong vài năm, và công chúng đã nhìn thấy rằng Pháp Luân Công có những tác động rất khả quan đến xã hội. Bộ Công An đã điều tra nghiên cứu Pháp Luân Công trong nhiều năm. Các nhân viên của Bộ Công An đều tuyên bố rõ ràng trong các bản báo cáo công tác rằng họ không nhìn thấy một sự nguy hiểm hoặc vi phạm nào nơi Pháp Luân Công (theo bản A6 đính kèm). Một số người trong họ thậm chí còn quyết định bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công sau khi nhận ra mức độ hiểu biết của các học viên qua các điều tra. Làm sao Bộ (Công An) và các văn phòng khác không biết rằng Pháp Luân Công là một môn tập luyện chân chính? Làm sao họ không biết rằng Ông Lý luôn dạy người ta làm công dân tốt với đạo đức cao hơn? Làm sao họ có thể quên rằng Ông Lý đã nhắc đi nhắc lại rằng các học viên không được xen vào các sự vụ chính trị của đất nước hay vi phạm bất cứ luật pháp nào? Hội chứng mất trí nhớ chung của các viên chức xem chừng rất mưu lược.

Lý do căn bản của cuộc đàn áp Pháp Luân Công là vì Đảng Cộng Sản Trung Quốc không tin những người tu Pháp Luân Công khi họ quá đông. Sự lo ngại các nhóm đông người có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc, vì thế đại để có thể suy tưởng rằng cảnh giác trước lịch sử là một nhân tố. Trung Quốc là một dân tộc rất ý thức về lịch sử của họ. Và những người này không cần phải nghĩ đâu xa hơn là một vài thế kỷ trước khi hồi tưởng lại hai cuộc khởi nghĩa đẫm máu nhất lịch sử Trung Quốc: cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hoà Đoàn và Thái Bình, cả hai đều khởi đầu bằng một nhân vật tôn giáo có sức thuyết phục cao. Trong tư tưởng của nhiều người Trung Quốc vẫn còn thống trị cách suy diễn thông thường cho rằng lịch sử tái diễn theo chu kỳ có thể đoán biết trước. Nhiều ngày tháng an lành đã đến và đi qua trong lịch sử Pháp Luân Công, và mỗi lần như vậy đã làm cho những người gièm pha môn Pháp này lo lắng. Đối với Trung Quốc, 100 năm vừa qua là một thế kỷ đổ máu và bất ổn, đồng thời những cuộc tranh chấp quyền lực tàn nhẫn (chủ yếu chỉ trong nội bộ) đã làm cho nhiều người dân am tường lịch sử nghi ngờ những nhóm tự tuyên bố là có thiện chí.

Tuy nhiên, bất kỳ hiểu biết nào về các nguyên lý và phong cách của Pháp Luân Công cũng khiến cách suy diễn theo lịch sử như vậy trở nên không thích hợp. Nếu Pháp Luân công được xét ngoài phạm vi lịch sử xã hội, người ta sẽ thấy rằng môn tập luyện phổ biến này hoàn toàn khác hẳn với các môn cùng thể loại trước đây. Điều này không chỉ đúng với những người tu tập nó, mà còn đúng với cả vị Thầy của Pháp Luân Công và các bài thuyết Pháp của ông ta. Tuy nhiên, Pháp Luân Công đã phạm phải một điều không thể chấp nhận được tại Trung Quốc: tính đến đầu năm 1999, số lượng người tập luyện Pháp Luân Công đã tình cờ vượt qua số lượng Đảng viên Đảng Cộng Sản (Trung Quốc). Một thống kê do Chính Phủ thực hiện đã ước lượng rằng số học viên Pháp Luân Công là từ 70 đến 100 triệu người, trong khi đó số lượng Đảng viên Đảng Đảng Cộng Sản (Trung Quốc) tổng cộng chỉ có 60 triệu. Nhất là, các học viên Pháp Luân Công thường mỗi ngày tập trung nơi công viên hai giờ hoặc hơn để cùng nhau tập luyện môn Khí công của mình. Trong khi đó, một đảng viên tiêu biểu có thể chỉ đến dự họp Đảng mỗi một lần trong cả tháng mà cuộc họp có thể chỉ kéo dài trong 2 giờ đồng hồ; tư cách đảng viên của người đó có thể chỉ là một hình thức bên ngoài để cho phép có một số đặc quyền xã hội nào đó. Giả sử nếu Pháp Luân Công là một đoàn thể chính trị, thì một số nghi ngại của các viên chức trong Chính Phủ Trung Quốc có thể thông cảm được. Trong rất nhiều cuộc điều tra nghiên cứu, Bộ Công An Trung Quốc đã phát hiện ra rằng rất nhiều học viên đồng thời vừa là đảng viên vừa là các viên chức trong chính quyền. Vì vậy, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tin rằng Pháp Luân Công “lấy đi người” của họ. Giới hạn bởi cách suy diễn theo quá khứ, các viên chức đã không thể hình dung được rằng một nhóm đông người như vậy mà không có bất cứ chủ đích gì khác với khát vọng chính trị.

Dù số người tập luyện Pháp Luân Công trở nên đông đúc, phần nhiều các học viên đều là những công dân nổi bật và có tiêu chuẩn đạo đức cao. Họ tạo thành một thành một sức mạnh vững chắc duy trì sự ổn định xã hội, nếu như có hiện diện bất cứ ảnh hưởng nào đến xã hội. Vị Thầy của Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, đã nói rất rõ rằng các học viên không được xen Pháp Luân Công vào bất cứ vấn đề chính trị nào. Pháp Luân Công là mang đến lợi ích cho người khác qua sự tự tu luyện, không phải qua những phương tiện chính trị. Tại sao Đảng Cộng Sản phải chống nó? Đó là vì họ không thể tin được rằng trên thế giới có những người không xen vào chính trị hoặc không tìm kiếm quyền lực. Cho dù Ông Lý giải thích đi giải thích lại cho Chính Phủ rằng Pháp Luân Công sẽ không tham gia vào chính trị trong hiện tại cũng như tương lai, chính phủ vẫn cứng nhắc cho rằng nếu để môn Pháp này được phép tiếp tục, nó sẽ hình thành một lực lượng mạnh mẽ chống lại chính phủ.

Các vấn đề xã hội

Nói về tình trạng xã hội phức tạp hiện nay của Trung Quốc, đất nước này hiện đang trải qua những sự thay đổi lớn trên mọi khía cạnh xã hội. Mọi thứ lộ ra đều mang “sự khủng hoảng giá trị tinh thần”, vì các giá trị từ nước ngoài gốc rễ nơi thị trường tư bản và những lối sống xã hội hoàn toàn khác biệt đang mỗi ngày ồ ạt đổ vào văn hoá Trung Quốc. Hiện có rất ít các biện pháp nghiêm chỉnh để kiểm soát dòng du nhập của các giá trị và tư tưởng này. Trong khi đám tro tàn của một nền văn hóa cổ truyền vững chắc—một nền văn hóa mà thậm chí đã làm phôi phai cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đến một mức độ nào đấy—đang tàn lụi, đủ các thứ trục trặc kiểu mới xuất hiện. Những bất mãn và chán chường với những điều kiện hiện tại không phải là xa lạ với nhiều người. Vì những vấn đề như vậy vượt xa ngoài phạm vi của bài viết này, cũng tạm đủ khi nói rằng giới lãnh đạo chính trị tại Trung Quốc rất phân vân trước việc xử lý những sự việc đó ra sao.

Pháp Luân Công tự bổng thấy mình nằm giữa trong số những căng thẳng đó, và một số các viên chức trục lợi trong Đảng Cộng Sản (Trung Quốc) đã lợi dụng điều này. Điều dễ thấy nhất là Pháp Luân Công nằm ngay giao lộ một bên là những môn tu luyện cổ truyền của Trung Quốc (như Khí công và Thái cực quyền) và một bên là nền khoa học hiện đại Tây phương cùng y học hiện đại. Từ hàng ngìn năm nay, người Trung Quốc đã được hưởng những thuật trị bệnh cổ truyền như là châm cứu, dùng dược thảo, và khí công. Quan trọng hơn cả là các hình thức này của nền văn hóa cổ truyền mang đến sự hiểu biết rất sâu sắc về cuộc sống của con người, về thiên nhiên, về vũ trụ và các mối tương quan giữa chúng. Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, các thuật này đã bị gán lên nhãn hiệu như là “mê tín”, “lừa đảo”, “lạc hậu”, “phản khoa học” và thậm chí “cản trở” trong số những kỹ thuật khác.

Cho dù trong 20 năm vừa qua chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các môn này như là một phương sách để giải quyết vấn đề sức khỏe của dân chúng và làm nhẹ gánh hệ thống y tế, những kỹ thuật truyền thống này đã không bao giờ hoàn toàn tìm lại được sự cao quí của chúng. Như vậy, khi nó phục vụ những mục đích chính trị của một số người nhất định, thì các nhãn hiệu ấy lại được kéo ra và quăng bủa khắp nơi để buộc tội người khác. Việc này rất dễ thực hiện vì những điều gì có cơ sở trong khoa học Tây phương (như là y học Tây phương) thì đều được xem là “hiện đại” và “tiến bộ” trong Trung Quốc thời nay. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những năm gần đây đã tường thuật nhiều câu chuyện tuyên truyền rằng Pháp Luân Công là “mê tín” và truyền bá “phong kiến.” (22) Vì nhiều học viên sau khi tập luyện đã ngưng điều trị y khoa (vì sức khỏe đã được cải thiện, như theo trong bản A3-5 đính kèm ), nên có người cho rằng Pháp Luân Công đi ngược lại với khoa học và y học hiện đại. Mỉa mai thay, đồng thời, nhiều đảng viên kỳ cựu—một số trong họ là khoa học gia danh tiếng tại Trung Quốc—tiếp tục tin rằng lý thuyết của Mao là “khoa học bất di bất dịch”, có nghĩa là đồng loại với vật lý và hóa học. Dù trong số các học viên Pháp Luân Công có nhiều nhà khoa học thành công, điều như vậy đã bị bỏ qua không thừa nhận.(23) Như vậy ngay cả khoa học cũng đã trở thành một điều mang đầy màu sắc chính trị tại Trung quốc ngày nay. Nhiều người được gọi là các “nhà khoa học” đã phe cánh với những người có quyền lực và chống lại Pháp Luân Công vì quyền lợi cá nhân. Vì vậy, chúng ta đã chứng kiến một chiến dịch chính trị chống Pháp Luân Công mà đang được lớn tiếng mệnh danh là “thành quả khoa học.”

Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thích diễn tả năm 1999 như là một năm “thách đố và cơ hội,” phần “thách đố” hầu hết là nhằm cho chính phủ. Tăng trưởng kinh tế đã đến điểm tạm ngừng, khiến nhiều nhà lãnh đạo lo lắng. Phần nhiều những xí nghiệp của chính phủ luôn bị lỗ lã, và nhiều nơi hiện đứng trước phá sản. Con số người bị thất nghiệp đang tăng vọt, trong khi sự cách biệt giữa giàu và nghèo ngày càng lớn rộng. áp lực giữa các giai cấp xã hội nổi lên một cách sâu sắc, rõ rệt, và dưới một hình thức hiện đại, mà Trung Quốc chưa bao giờ từng trải qua điều tương tự như vậy. Những cuộc biểu tình của người dân thất nghiệp xuất hiện khắp nơi trong nước gần như hàng ngày. Và khi điều này phát triển thành một vấn đề mang tính toàn quốc, nó trở thành càng khó kiểm soát hơn. Tất cả những điều này tạo nên các vấn đề y tế công cộng mới, nghiêm trọng. Sự mất tin tưởng của người dân có lẽ đã lên đến mức cao nhất trong nhiều năm nay và những sự việc này đã dẫn đến hiện trạng chính trị ở Trung quốc.

Các vấn đề chính trị

Nói về chính trị, Trung Quốc ngày nay đang tập trung vào việc phát triển kinh tế và kỹ thuật. Diễn đàn chính trị được dựng lên cho những ai có chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Những ai chuyên môn trong các nghành tuyên truyền chính trị và đấu tranh ý thức hệ đã mất đi cơ hội thăng tiến. Tất nhiên nhiều người trong số họ đóng những vai trò quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng Sản (Trung Quốc). Một Trung Quốc ổn định, bình an và phát triển tất nhiên sẽ cho họ ít cơ hội để duy trì các vị trí quyền lực mà họ đã được hưởng trước kia khi việc tuyên truyền chính trị là mục tiêu chính của Đảng. Để giữ bản thân là một bộ phận cần thiết trong chính quyền, những người đó rất cần tình trạng chính trị bất ổn. Như vậy, sự thật là họ đã hết sức cố gắng làm việc để tạo ra cảnh hổn loạn. Pháp Luân Công, theo quyết định của họ, đúng là cái mà họ đang cần.

Những người này đã khởi đầu bằng việc dùng cảnh sát gây khó dễ đến các học viên Pháp Luân Công ở cấp địa phương. Kế đến họ giả tạo chứng cớ để vu khống Pháp Luân Công và vị Ông Lý, loan truyền những luận điểm xấu qua hệ thống báo chí và truyền hình do chính phủ điều khiển. Không bao lâu sau đó, cảnh sát được lệnh đánh đập và bắt giam những người bày tỏ sự quan tâm của mình đến các chủ nhiệm của các toà báo ấy, như là sự kiện đã xảy ra ở thành phố Tianjin (Thiên Tân). Khi các học viên lên chính quyền trung ương ở Trung Nam Hải để khiếu nại yêu cầu thả những người đã bị bắt giữ (xem bài 2), họ đã bị hướng dẫn để trông có vẻ như là đi tấn công thủ phủ của ban lãnh đạo nhà nước Trung Quốc. Trong lúc xảy ra sự kiện Trung Nam Hải, những Đảng viên trục lợi đó gần như đã thành công trong việc tạo ra một “khủng hoảng” để làm hoang mang các viên chức cao cấp nhất trong chính phủ Trung Quốc nhằm cho họ thấy rằng phải cần cầu cứu đến những nhà chuyên môn chính trị đó. Giải quyết ôn hoà cho sự việc tụ tập ở Trung Nam Hải (được giải quyết êm thắm do thiện chí của Thủ Tướng Chu Dung Cơ) đã làm thất vọng những kẻ âm mưu ấy. Bất hạnh thay cho Trung Quốc, Chủ Tịch Giang Trạch Dân—cũng đồng thời là Tổng Thư Bí Thư Đảng Cộng Sản (Trung Quốc)—lại nhất trí tin rằng quyền lực của ông đang bị đe dọa bởi nhóm đông người ấy. Những người âm mưu mọi việc này lại một lần nữa được hỷ hả ngay vị trí trung tâm của đấu trường chính trị Trung Quốc, họ bèn thúc đẩy chiến dịch chống Pháp Luân Công với một tốt độ chóng mặt. Họ đồng thời cũng tìm được một cơ hội tốt để tấn công những đối thủ chính trị của bản thân. Thật rõ ràng là Pháp Luân Công đã bị cố ý giải thích sai đi bằng mọi cách để phục vụ mục đích chính trị tại Trung Quốc.

Một điều quan trọng cần được ghi nhận là quyền lợi cá nhân đã được cột chặt với một điều có nhiều khả năng thuyết phục nhất: đó là sự sợ hãi. Chúng ta hãy nhớ lại rằng một bài xã luận của Nhật báo Nhân dân có nói rằng chính phủ tin rằng Pháp Luân Công đang tranh giành dân chúng với họ, cũng như Pháp Luân Công đã xâm nhập vào Đảng và các tổ chức chính trị—kể cả những cơ sở then chốt, nhằm cố phát triển thành một lực lượng chống lại chính quyền Trung Quốc. Wang Zhaoguo, Trưởng Mặt Trận Đoàn Kết Trung Quốc, và Hu Jintao, Phó Chủ Tịch Trung Quốc, tin rằng sự hình thành và cái gọi là xâm nhập của Pháp Luân Công đã biểu thị một sự đấu tranh chính trị giữa Pháp Luân Công và Đảng Cộng Sản để tranh giành dân chúng.

Cho dù thường không có liên hệ gì với nhau, một số hiện tượng cùng đồng thời xảy ra với Pháp Luân Công đã khiến cho các Đảng viên nghi ngờ. Vì là năm thứ 10 kỷ niệm phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh tại Quảng Trường Thiên An Môn, các phần tử đối kháng càng hoạt động tích cực hơn trước 1999 và cố tổ chức một đảng chính trị đối lập. Các nhóm dân tộc khác tại Xingjian và Tây tạng cũng đang đấu tranh giành độc lập. Về hướng Đông ngay sát bên là Đài Loan; Đài Loan cũng đang lớn tiếng đòi qui chế độc lập. Thay vì hướng đến những vấn đề lớn rộng hơn, các nhà lãnh đạo Trung quốc đã chọn phô trương sự không khoang nhượng của mình trước bất cứ một bày tỏ mong muốn độc lập nào. Một cuộc phô diễn sức mạnh đã thay thế cho việc thể hiện sự quan tâm. Điều này đã thất bại không thể giải quyết được bất cứ vấn một vấn đề nào trong số các vấn đề nêu trên, mà thay vào đó nó lại gây ra thêm những mâu thuẫn còn trầm trọng hơn nữa. Tuy vậy, mâu thuẩn, cuối cùng hóa ra chính lại là liều thuốc đã được nhiều viên chức trong Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) lựa chọn nhằm để khôi phục sức khỏe cho đất nước và đồng thời thu vén chỗ đứng cho cá nhân.

Để thấy rõ hơn sự liên hệ giữa nỗi lo âu của các viên chức trong Đảng với cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chúng ta có thể nhớ lại rằng cùng trong cùng tuần lễ Pháp Luân Công bị cấm, Chủ Tịch Giang Trạch Dân và các viên chức cao cấp đã lớn tiến chỉ trích Đài Loan và Tổng Thống Lee Teng-hui, vì cái gọi là những “thủ đoạn chia rẽ.” Họ gọi ông Lee là “một con người tà ác” và là “một kẻ phản bội toàn dân Trung Quốc,” cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã tận sức làm mọi điều nhằm tạo ra một tinh thần dân tộc.

Cuối cùng, một số người dân Trung Quốc đã bị chọn làm con dê tế thần: Pháp Luân Công. Mọi khó khăn xã hội, chính trị và kinh tế có thể tưởng tượng ra đều được đặt trên lưng vật hy sinh này. Khi làm như vậy, chính quyền Trung Quốc đã làm hết tất cả mọi điều để lấy được bộ mặt của một người anh hùng đang bảo vệ nhân dân Trung Quốc khỏi một sự hiện diện nguy hiểm khắp mọi nơi ở Trung Quốc—Pháp Luân Công. Dưới danh nghĩa là vì “trật tự xã hội,” chính phủ đã kiến thiết và thi hành một cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công. Không có gì có thể chua xót hơn điều đó, khi Pháp Luân Công có lẽ đã là câu trả lời cho một số những nỗi phiền muộn sâu sắc của xã hội. Trong khi biến sự đàn áp Pháp Luân Công có vẻ như một hành động anh hùng, cao cả, và cần thiết, Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) đã tạo dựng ra từng mẩu “chứng cớ” có thể tưởng tượng được để biện minh cho hành động kinh hoàng của bản thân. Trong âm thầm, chính phủ cũng đã tăng cường khủng bố các dân tộc thiểu số, các nhóm tôn giáo không chính thức, và những thành phần kêu gọi dân chủ. Cả những môn khí công khác ngày nay cũng đã bị cấm ở những nơi công cộng—một sự thật cho thấy rằng không những chỉ một mình Pháp Luân Công là làm hoảng sợ các nhà lãnh đạo (Trung Quốc), mà tất cả những ai làm những điều gì không nằm trong sự kiểm soát của họ.

Tất cả những điều này dường như phản ảnh việc Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) đã mất khả năng xử lý những vấn đề gay go. Đảng (Cộng Sản Trung Quốc) không cảm thấy an lòng với bất kỳ sự hiện hữu của bất kỳ một nhóm xã hội nào mà có thể có tầm vóc ảnh hưởng lớn rộng trong xã hội. Họ cho một sự hiện diện như vậy—cho dù ôn hoà hoặc thậm chí có ích lợi đến đâu—đều là không thể khoan nhượng được. Việc này không thể là phương sách có thể chấp nhận được để giải quyết những bất ổn hoặc những việc rộng lớn hơn, cũng như các vấn đề xã hội chính trị và kinh tế.

# # #

Dịch từ bản tiếng Anh: http://www.faluninfo.net/why/analysis.asp.

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Chủ đề: Chuyên đề,Tư liệu,Ý kiến bình luận
Đăng ngày: 09-01-2003, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.